Tính đến đầu năm 2019, ở Việt Nam số lượng người sử dụng các phương tiện Social Media đã lên đến 62 triệu người trên tổng số 64 triệu người sử dụng Internet (theo WeareSocial và Hootsuite). Không khó để nhận thấy Social Media có tiềm năng rất lớn đối với công việc Marketing online.
1. Khái niệm
Social Media
Social Media là một danh từ ghép. Chúng ta có thể xem xét nghĩa từng từ riêng lẻ để hiểu hơn về thuật ngữ này:
- Social (xã hội): Đề cập đến việc mọi người trong một cộng đồng tương tác với nhau bằng cách chia sẻ thông tin và nhận lại thông tin từ người khác.
- Media (phương tiện truyền thông): Đề cập đến việc sử dụng các phương tiện phục vụ cho mục đích truyền thông. Có hình thức truyền thông hiện đại như qua Internet hay hình thức truyền thông truyền thống như qua tivi, báo chí,…
Tổng hợp lại ta có thể hiểu “Phương tiện truyền thông xã hội (social media) là các công cụ truyền thông dựa trên internet cho phép mọi người chia sẻ nội dung trực tuyến thông qua tài khoản người dùng và tương tác với nhau như một cộng đồng.”
VD: Facebook là một Social Media vì cho phép người dùng đăng tải các nội dung dưới dạng bài viết, hình ảnh, video,… và người khác có thể bày tỏ cảm xúc, bình luận, chia sẻ,… về thông tin của bạn. Facebook cho phép bạn tương tác 2 chiều với những người khác thông qua tài khoản người dùng cá nhân.
Social Media Marketing
Khi sản xuất nội dung xã hội, bạn đặt nó bên trong các phương tiện truyền thông xã hội thích hợp, đó là trọng tâm của hoạt động Social Media Marketing. Chìa khóa cho hoạt động này là “cho phép người dùng tương tác và chia sẻ”.
Hoạt động Marketing trên Social Media thường có xu hướng tập trung vào hai mục tiêu chính là:
- Tăng nhận thức về thương hiệu bằng cách tạo ra hoạt động và thảo luận xung quanh thương hiệu.
- Nâng cao mối quan hệ với khách hàng (thu hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ, tăng sự hài lòng và trung thành).
2. Phân loại Social Media
Nhóm 1: Social Community
Đây là nhóm tập trung vào việc phát triển các mạng lưới trong quan hệ và gắn kết những người có cùng mối quan tâm và sở thích với nhau. Có thể kể đến một số trang mạng xã hội nổi bật như Facebook, Twitter… Đặc điểm nổi bật của Social Community chính là khả năng tương tác đa chiều. Đồng thời, cho phép người dùng có thể kết nối, trò chuyện và chia sẻ thông tin với nhau.
Nhóm 2: Social Publishing
Social Publishing là các trang website giúp truyền tải và phổ biến các nội dung, thông tin trên mạng. Có thể kể đến như blog, trang tin tức, microsite và các trang đăng,…
Nhóm 3: Social Commerce
Đây là nhóm phục vụ cho mục đích hỗ trợ việc giao dịch, mua bán trên các trang mạng bằng việc sử dụng các công cụ trực tuyến như website. Social Commerce chính là một phần của thương mại điện tử. Ở đây, người bán, người mua có thể chủ động hơn trong việc tương tác và phản hồi ý kiến.
Nhóm 4: Social Entertainment
Đây là nhóm dùng để phục vụ người dùng với mục đích vui chơi, giải trí. Có thể kể đến các website chơi game trực tuyến, social game,…
3. Các loại hình Social Media Marketing phổ biến
3.1. Social Networks
Social Networks là một trong những hình thức Digital Marketing dựa trên các website mang tính xã hội. Các website phổ biến nhất là Facebook, Twitter,… Những website này giúp cho người dùng kết nối và chia sẻ sở thích với nhau mọi lúc, mọi nơi.
Social Networks được đánh giá dựa trên khả năng kết nối cũng như chia sẻ trong cộng đồng.
3.2. Social News
Social News là hình thức Marketing dựa trên những website mang tính chất cung cấp tin tức về xã hội, giải trí, hay về một lĩnh vực chuyên biệt thu hút một nhóm người có cùng sở thích. Mọi người khi tham gia vào những trang web này ngoài việc đọc tin tức họ còn có thể thảo luận, đánh giá về nội dung tin vừa đọc hay đưa ra những câu hỏi để được trợ giúp.
Độ thành công được đánh giá dựa trên lượt đọc, lượt vote hoặc comment, lượt tiếp cận. Social News tuy sức lan tỏa thấp nhưng mang tính chuyên biệt cao, hướng tới nhóm đối tượng cụ thể.
3.3. Social Bookmarking Sites
Đây cũng là một hình thức Internet Marketing dựa vào những trang web cho phép người dùng lưu trữ và quản lý dữ liệu, tìm kiếm, sắp xếp và chia sẻ thông tin của họ dễ dàng hơn. Ở Việt Nam có những trang bookmarking lớn nhất như: linkhay.com, tagvn.com, ishare.vn, buzz.vn, vietclick.com giúp việc quảng bá và chia sẻ thông tin dễ hơn bao giờ hết.
3.4. Social Media Sharing
Social Media Sharing là 1 hình thức Online Marketing cho phép bạn chia sẻ thông tin dưới dạng hình ảnh, video. Hầu hết những website này cũng có những tính năng khác như bình luận về nội dung được chia sẻ… Điển hình cho hình thức này chính là Youtube – trang chia sẻ video lớn nhất thế giới.
Thông tin trên Social Media Sharing được đánh giá dựa trên lượt xem, mức độ lan truyền (viral), lượt share… trên các Social Media như Flickr, Snapfish, YouTube…
3.5. Social Microblogging
Về cơ bản Microblogging là một phương tiện truyền thông tồn tại dưới dạng blog. Microblogging cho phép người dùng trao đổi những yếu tố nhỏ như những câu ngắn, hình ảnh, video liên kết. Và những thông tin này sẽ xuất hiện trên tường của những người đăng ký với họ. Điển hình nhất cho hình thức này đó là Twitter.
3.6. Social Blog Comments and Forums
Blog và Forums là hai trong số những phương tiện có ảnh hưởng nhất và phổ biến nhất vì hầu hết các trang web sẽ có một Blog hoặc Forum kèm theo. Hàng triệu người hàng ngày đang tương tác với những Blog hay diễn đàn theo nhiều cách. Đây là lý do tại sao Blog và Forum rất quan trọng đối với hình thức Social Media Marketing. Chúng có thể được sử dụng chúng để cải thiện thứ hạng, thu hút người đọc, đạt được sự tin tưởng, tìm hiểu về khách hàng và tạo ra một mạng lưới rộng lớn người ủng hộ.
Kết luận
Social Media là một trong những kênh chính quan trọng để thương hiệu tiến hành marketing trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay. Để tìm hiểu thêm về Social Media Marketing hãy đón đọc những bài viết tiếp theo của Onshop nhé!