Giải pháp tối ưu hóa Website bán hàng F&B trong mùa dịch

Giải pháp tối ưu hóa Website bán hàng F&B trong mùa dịch

Trong thời kỳ Covid-19 “Website bán hàng F&B” là một trong những từ khóa được tìm kiếm phổ biến nhất hiện nay. Do dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, ngành F&B vẫn đang đứng trước những biến động, cơ hội và thách thức đòi hỏi Doanh nghiệp F&B cần nhanh chóng chuyển mình, thích nghi để ứng phó kịp thời. Vậy nên, Website bán hàng và giao hàng online sẽ là một trong những công cụ chính để Doanh nghiệp F&B tiếp cận khách hàng và tăng doanh thu trong mùa dịch này.

Liệu Website bán hàng online F&B của bạn đã thực sự hiệu quả chưa? Cùng Blog Onshop tìm hiểu các giải pháp tối ưu khả năng thu hút khách hàng của Website qua bài viết sau đây nhé!

1. Ngành Thực phẩm – Đồ uống (F&B)

1.1 Tiềm năng phát triển ngành F&B

Ngành F&B nhiều năm nay luôn là một trong những ngành kinh tế quan trọng và được đánh giá là còn nhiều tiềm năng phát triển của Việt Nam. Việc ký kết được các hiệp định thương mại tự do EVFTA, CPTPP và nền kinh tế vĩ mô ổn định đã tạo ra nhiều cơ hội lớn cũng như thách thức với ngành F&B.

Không giống như những ngành khác, F&B hiện đang là một ngành mở ra một thị trường béo bở với nhiều thị trường ngách như: ẩm thực cao cấp, nhà hàng, quán ăn, nguyên liệu, chuỗi thức ăn nhanh,… và nhìn vào đó chúng ta có thể khai thác nhiều tiềm năng và phát triển ngành này một cách mạnh mẽ. 

Bên cạnh đó, mục tiêu thứ 2 trong 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc đã được các quốc gia thông qua đó là: “Xoá đói, đảm bảo an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng, khuyến khích nông nghiệp bền vững” Một sự thay đổi mạnh mẽ của hệ thống thực phẩm và nông nghiệp toàn cầu là cần thiết nếu chúng ta muốn nuôi sống 795 triệu người nghèo đói hiện nay và thêm 2 tỷ người dự kiến vào năm 2050.

Vì vậy, ngành F&B cần điều chỉnh để hướng đến mục tiêu này và nếu làm tốt chúng ta có thể tạo ra một nguồn thu nhập đáng kể cho mọi người.

Theo dự báo, nhóm ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng từ 5-6% trong giai đoạn năm 2020-2025. Dựa vào cơ cấu dân số trẻ, công nghệ phát triển và phủ sóng rộng, đây chính là cơ hội tốt để cung cấp dịch vụ cung cấp thức ăn hàng không, bán hàng và giao hàng tận nơi. Tuy nhiên, dịch bệnh đã khiến các doanh nghiệp chịu một cú shock nặng nề và phơi bày các yếu điểm của ngành F&B. 

1.2 Thách thức của ngành F&B trong thời kỳ Covid-19

1.2.1 Thách thức khi thực hiện “giãn cách xã hội” 

Số liệu của Dcorp R- Keeper Việt Nam (doanh nghiệp cung cấp giải pháp POS và hệ sinh thái công nghệ cho các doanh nghiệp F&B) cho thấy, hiện nay cả nước đang có đến 540.000 cửa hàng kinh doanh ăn uống trong đó có khoảng 430.000 cửa hàng nhỏ, 7.000 nhà hàng chuyên dịch vụ thức ăn nhanh, 22.000 cửa hàng cà phê, các quầy bar và trên 80.000 nhà hàng được đầu tư bài bản.

Khi dịch bệnh xảy ra và việc “giãn cách toàn xã hội” đã buộc phải đóng cửa toàn bộ các cửa hàng này đã tạo một cú shock và thử thách đối với các doanh nghiệp. Đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có chiến lược đối phó bài bản và định hình lại mục tiêu của mình.

Nhìn chung đây là thách thức nhưng đồng thời cũng là cơ hội, là cánh cửa mới mở ra cho ngành F&B khôi phục, chuyển mình, định vị lại thị trường, bắt kịp xu hướng, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và làm mới lại bản thân.

1.2.2 Khách hàng thay đổi hành vi mua sắm trong mùa dịch Covid-19

Từ khóa “Virus Corona” trong hơn 1 năm rưỡi đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết khi nó chính là nguyên nhân gây ra bao rắc rối và nỗi sợ hãi trên toàn cầu. Hiển nhiên đối với một đất nước giáp biên giới Trung Quốc như Việt Nam thì người dân và chính phủ lại càng trở nên lo sợ và cẩn thận hơn bao giờ hết.

Điều này chắc chắn đã tác động không nhỏ đến hành vi tiêu dùng của người dân trong giai đoạn dịch bệnh vẫn còn diễn biến căng thẳng như hiện nay, thói quen ra ngoài của người Việt Nam giảm sút nghiêm trọng đã dẫn đến việc: Người Việt phải ở nhà và những hoạt động tại nhà sẽ được thực hiện nhiều hơn, thường xuyên hơn.

Ngược lại, những hoạt động ngoài trời sẽ bị giảm sút như một hệ quả. Cụ thể, những hoạt động giải trí ngoài trời, gặp mặt ăn uống đều có xu hướng giảm sâu, còn những hoạt động trong nhà như lướt web, xem TV hay giao đồ ăn tận nhà đã có xu hướng tăng mạnh trong thời gian này.

Sự thay đổi trong hành vi người tiêu dùng trở thành động lực dẫn dắt thị trường. Tập khách hàng phân mảnh hơn dẫn đến nhu cầu đối với từng nhóm sản phẩm cũng trở nên riêng biệt hơn buộc các doanh nghiệp phải xây dựng các chiến lược khác đi. 

Tuy dịch bệnh xảy ra, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt tăng trưởng dương, đời sống của người dân được chú trọng nhiều hơn nữa, nên từ lâu “ăn ngon mặc đẹp” đang thay thế cho “ăn no mặc ấm”.

Bên cạnh việc công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, số lượng người truy cập internet nhiều, người tiêu dùng hoàn toàn tự lựa chọn sản phẩm cho mình và dẫn dắt thị trường khiến cho Việt Nam đang dần chuyển sang nền “kinh tế thị trường” chứ không còn bị chính phủ chi phối.

1.2.3 Chất lượng sản phẩm trong thời kỳ Covid-19

Đối với ngành F&B, vệ sinh an toàn thực phẩm là điều được quan tâm hàng đầu đặc biệt là trong thời kỳ dịch bệnh phức tạp.

Trước kia, nguồn khách hàng yếu của ngành F&B vốn đến từ các thực khách ăn tại nhà hàng, nhưng sau khi dịch bệnh  bùng phát nghiêm trọng, doanh nghiệp đã bị mất hơn một nửa số thực khách của mình. Điều này dẫn tới việc thực phẩm bị chất đống, thừa mứa trong kho hàng; việc bảo quản chất lượng sản phẩm cũng như nguyên vật liệu trở thành một bài toán đặc biệt khó. 

Việc số lượng thực thực phẩm tích trữ lâu ngày, dễ hư hỏng dẫn có thể gây thiệt hại không chỉ về chi phí nguyên vật liệu và ảnh hưởng tới lợi nhuận chung của cả cửa hàng mà còn là uy tín của doanh nghiệp.

Mọi rắc rối liên quan đến bảo quản thực phẩm đều có thể gây hại tới sức khỏe của khách hàng và hủy hoại tiếng tăm của nhà hàng. Trên thực tế, đã có rất nhiều nhà hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong một số trường hợp thực khách bị ngộ độc sau khi sử dụng món ăn. Vì vậy, các nhà hàng cần thắt chặt việc quản lý chất lượng sản phẩm và có các biện pháp thúc đẩy doanh thu trong thời buổi khó khăn này.

Đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn như vậy, Website bán hàng F&B ra đời chính là một công cụ, một giải pháp hiệu quả và tối ưu nhất để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng tiềm năng của các doanh nghiệp.

Tác động của Covid-19 đến hoạt động sản xuất nói chung của doanh nghiệp
Tác động của Covid-19 đến hoạt động sản xuất nói chung của doanh nghiệp

2. Vai trò của Website đối với các doanh nghiệp F&B giữa thời kỳ Covid-19

Trước khi xảy ra đại dịch Covid, hầu hết các nhà kinh doanh F&B đều sử dụng biện pháp Marketing truyền thống, bán qua nhà hàng và qua chuỗi bán lẻ riêng của từng hãng nếu có.

Việc giãn cách xã hội hay hành vi tiêu dùng của khách hàng đã đẩy ngành F&B vào “đường cùng”, buộc chúng ta phải thay đổi, khiến chúng ta phải đặt ra câu hỏi: Vậy đâu là “lối thoát” của ngành F&B trong bối cảnh dịch bệnh này? Để giải đáp thắc mắc này, Blog Onshop muốn chia sẻ với bạn những vai trò của Website bán hàng online đối với ngành F&B:

  • Cung cấp thông tin về doanh nghiệp:

Theo Báo cáo Digital Marketing Việt Nam 2019: “Có tới 64 triệu người dùng Internet trên tổng số 97 triệu người Việt Nam”. Cụ thể đối với ngành F&B: 92% khách hàng tìm kiếm thông qua các trình duyệt web trong 6 tháng vừa qua, 84% trong số đó tìm kiếm các review trước khi quyết định dùng bữa tại đó.

Ngày nay, khách hàng có xu hướng tìm hiểu thông tin doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ qua Website. Phần lớn tâm lý khách hàng sẽ cho rằng những công ty nhỏ, mới thành lập thường không có website và các thông tin chưa được cập nhật trên Google, điều này sẽ khiến người tiêu dùng nghi ngờ về độ uy tín, chuyên nghiệp cũng như chất lượng sản phẩm của bạn.

Vậy nhưng nếu doanh nghiệp của bạn sở hữu một Website được đầu tư chỉn chu thì định kiến này sẽ dễ dàng được loại bỏ. Khách hàng sẽ không còn băn khoăn mà ngược lại họ sẽ có những đánh giá tích cực và nhanh chóng đưa ra quyết định mua hàng.

Với Website bán hàng F&B, doanh nghiệp có thể để lại thông tin của mình cho khách hàng
Doanh nghiệp có thể để lại thông tin của mình cho khách hàng
  • Quảng bá sản phẩm, dịch vụ và định vị thương hiệu

Digital Marketing và Internet đang phát triển với mức độ chóng mặt thì việc có một trang Web riêng được thiết kế một cách chuyên nghiệp sẽ mang đến các giá trị to lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bạn. Hơn nữa do dịch bệnh nên mọi người có nhu cầu sử dụng dịch giao hàng tận nhà hay đặt hàng online, mà dịch vụ này là một sản phẩm vô hình nên việc có Website bán hàng online sẽ khiến khách hàng tìm hiểu và đặt hàng thông qua đó luôn.

  • Thu hút khách hàng tiềm năng

Đưa quảng cáo thông qua Internet đến khách hàng đang là biện pháp hiệu quả và tối ưu nhất hiện nay. Việc có một Website sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, tiền bạc, chi phí quản lý. Thu hút mọi người truy cập vào trang Web sẽ giúp bạn có thêm tệp khách hàng tiềm năng và việc kinh doanh, bán hàng sẽ trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.

Nhưng làm thế nào để tiếp cận được với những khách hàng đang có nhu cầu và thu hút những người khác? Dưới đây Onshop sẽ đưa ra cho bạn 5 giải pháp tối ưu hóa Website bán hàng F&B và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

3. Các giải pháp tối ưu hóa Website cho ngành F&B

3.1 Giao diện Website độc đáo, mới lạ nhưng phù hợp với nội dung và dễ nhìn

Vào thời điểm dịch Covid-19 diễn ra, website bán hàng F&B sẽ được coi là cửa hàng của bạn và cũng có thể là điểm tương tác đầu tiên của khách hàng với nhà hàng. Vì vậy, một giao diện Website độc đáo mới lạ sẽ giúp bạn thu hút khách hàng ở ngay điểm chạm đầu tiên, sẽ khiến khách hàng nhớ bạn và trở thành khách hàng thân thiết trong tương lai.

Câu hỏi được đặt ra là: Làm thế nào để khách hàng nhớ được bạn giữa hàng ngàn thương hiệu nổi bật khác? Không phải Website F&B nào cũng để lại ấn tượng tốt với khách hàng, bên cạnh việc thể hiện tính độc đáo, mới lạ Website cũng cần dễ nhìn, dễ thao tác phù hợp với loại hình doanh nghiệp bạn đang theo đuổi.

3.2 Hình ảnh sản phẩm, nội dung trên Website bắt mắt, thu hút

Đặc biệt trong lĩnh vực F&B, khi mà hình ảnh có thể đánh thẳng vào thị giác và đánh thức vị giác của con người thì màu sắc cũng yếu tố quan trọng có tác động không nhỏ tới hành vi mua sắm của khách hàng.

Bởi theo nhiều nghiên cứu khoa học, màu sắc có thể tác động tới cảm xúc của khách hàng và khiến họ ra quyết định bởi tiềm thức, không phải lý trí. Màu sắc, hình ảnh trên Website bán hàng online F&B không chỉ thể hiện gout thẩm mỹ, sự đầu tư chỉn chu, tính chuyên nghiệp mà còn giúp tăng độ nhận diện thương hiệu.

Một số màu sắc đặc trưng trong ngành F&B bạn có thể đã quen thuộc, ví dụ như:

  • Màu xanh lá: thể hiện sự tươi mới, sạch sẽ của nguyên liệu. Thường được sử dụng trong các concept nhà hàng chay, nhà hàng organic và muốn nhấn mạnh lợi thế trong việc sử dụng nguyên liệu thân thiện với khách hàng.

    Website bán hàng F&B với gam màu xanh sẽ thể hiện sự tươi mới, cân bằng và sạch sẽ
    Gam màu thể hiện sự tươi mới, cân bằng và sạch sẽ

  • Màu đỏ, cam, xanh biển: đa phần nhà hàng dùng những màu sắc này để khiến khách hàng chú ý và đặc biệt, khiến họ cảm thấy đói bụng. Yếu tố này là tối cơ bản để khiến khách hàng ăn nhiều hơn và tất nhiên, chi tiêu nhiều hơn. Đặc biệt là màu đỏ sẽ khiến khách hàng ra quyết định nhanh, mạnh mẽ hơn.

    Website bán hàng F&B với gam màu đỏ thường khiến khách hàng ra quyết định nhanh, mạnh mẽ hơn.
    Màu đỏ thường khiến khách hàng ra quyết định nhanh, mạnh mẽ hơn.

  • Màu đen, nâu, ghi: những gam màu này thường thấy trong những nhà hàng sang trọng, hoặc mộc mạc. Dù sử dụng những màu sắc này trong menu không mang tính thúc đẩy mạnh mẽ như những gam màu nóng trên, nhưng nó phần nào thể hiện cá tính, concept của nhà hàng.Gam

    Website bán hàng F&B với gam màu tối hay được dùng trong các nhà hàng sang trọng
    Gam màu hay được dùng trong các nhà hàng sang trọng

Đối với doanh nghiệp hình ảnh chiếm đến 50% quyết định tính thành bại thì đối với khách hàng hình ảnh có thể chiếm đến 70% quyết định gọi món mới mà họ chưa nếm thử bao giờ. Khách hàng sẽ có xu hướng nghiêng về sản phẩm có hình ảnh đẹp, đa dạng thay vì các hình kém chất lượng.

Nhất là trong thời kỳ dịch bệnh chúng ta chỉ có thể gọi đồ ăn về nhà thì hầu hết các doanh nghiệp thành công đều bỏ một phần không nhỏ để đầu tư xây dựng các hình ảnh trên Website của họ.

Ngoài ra, có thể thêm hình vẽ minh họa để làm điểm nhấn và phá cách đặc biệt với menu của mình để phù hợp với phong cách của nhà hàng.

3.3 Tích hợp hệ thống đặt hàng và thanh toán trên website (tối ưu trải nghiệm mua sắm của khách hàng)

Thương mại điện tử ngày càng phát triển, việc tích hợp hệ thống đặt hàng và thanh toán sẽ giúp doanh nghiệp phục vụ khách hàng tốt hơn và dễ dàng quản lý hóa đơn. Phần thanh toán nên được liên kết với các cổng thanh toán phù hợp, uy tín để khách hàng có thể lựa chọn phương thức riêng của họ.

3.4 Thiết kế một trang thực đơn riêng và các khuyến mãi đi kèm

Thiết kế một thực đơn riêng trên Website bán hàng F&B không khó nhưng có thể mang đến những hiệu quả không ngờ. Việc chú trọng tạo ra một trang thực đơn với giao diện hình ảnh bắt mắt đi kèm các khuyến mãi sẽ thúc đẩy nhanh quá trình ra quyết định của khách hàng.

Tuy nhiên, khi lên menu cho nhà hàng, chúng ta không nên chọn quá nhiều món signature (món đặc trưng) bởi chúng sẽ khiến khách hàng chần chừ khi đưa ra quyết định hơn. Thông thường, một nhà hàng sở hữu 2-3 món signature là vừa đủ và khiến khách hàng nhớ lâu hơn. Bạn có thể lựa chọn 1 món signature cho mỗi giai đoạn dùng bữa, ví dụ như món khai vị, món chính, món tráng miệng thì sẽ có 1 món xuất sắc nhất và được đề nghị.

Ngoài ra nên đăng tải kèm theo các từ khóa và cập nhật thường xuyên menu để tăng khả năng xuất hiện trên những trang tìm kiếm như Google, Facebook, Instagram,… Thông tin khuyến mãi nên được thiết kế nổi bật, khoa học và dễ nhìn. Điều này sẽ giúp chiến dịch Marketing của bạn hiệu quả và tăng được doanh thu.

3.5 Xây dựng một chiến lược SEO chuẩn và hoàn chỉnh

Theo thống kê, khách hàng chỉ thường click vào 5 trang web đầu tiên tại trang tìm kiếm đầu. Thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm sẽ luôn là điều doanh nghiệp quan tâm và thay vì trả phí cho Google Adwords thì bạn hoàn toàn có thể dùng SEO để giúp website của mình lọt top tìm kiếm. SEO là một trong những chiến lược tiếp thị hiệu quả nhất vì nó nhắm mục tiêu đến những người dùng đang tích cực tìm kiếm sản phẩm và dịch vụ của bạn trực tuyến. Chính vì vậy, việc xây dựng một chiến lược SEO chuẩn và hoàn chỉnh sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và tận dụng tối đa kênh bán hàng online này một cách tốt nhất.

 

Tóm lại, trong cuộc cạnh tranh và chuyển đổi số đang diễn ra vô cùng khốc liệt, Website của bạn không những cần đáp ứng đủ các yếu tố trên mà cần phải thường xuyên cập nhật xu hướng thị trường. Để có một Website thật sự hiệu quả và nổi bật điều quan trọng nhất vẫn là sự đầu tư và một chiến lược đúng đắn đi cùng với một đơn vị tư vấn và xây dựng Website chuyên nghiệp tối ưu.

Với những chia sẻ trên, Blog Onshop hy vọng bạn sẽ tìm được ra các giải pháp tối ưu, vận dụng triệt để kênh truyền thông online để phát triển doanh nghiệp trong thời buổi dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp như hiện nay.

Xem thêm:                                                   

Share