Bạn có biết một trong cách để cải thiện trải nghiệm khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng đó là TĂNG TỐC ĐỘ WEBSITE? Nhưng làm thế nào để kiểm tra tốc độ website, làm thế nào để biết tốc độ website của bạn có đạt chuẩn không… Cùng Blog Onshop tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Tốc độ của website là gì
1.1 Khái niệm
Thuật ngữ tốc độ của website được dùng để chỉ độ dài thời gian tải nội dung của trang web từ server máy chủ cho đến lúc nội dung đó được hiển thị trên trình duyệt web. Thời gian tải trang là khoảng thời gian từ lúc bắt đầu truy cập trang cho đến lúc toàn bộ nội dung đầy đủ bao gồm cả chữ và hình ảnh trang web được hiển thị trên trình duyệt web.

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ website
Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến tốc độ website. Nhưng nhìn chung có 8 yếu tố sau đây:
- Hosting: Là một dịch vụ online giúp bạn xuất bản website hoặc ứng dụng web lên Internet. Khi bạn đăng ký dịch vụ hosting, tức là bạn thuê một chỗ đặt trên server chứa tất cả các files và dữ liệu cần thiết để website của bạn chạy được.
- Theme: Là giao diện của website và được xem là bộ mặt của website. Theme cung cấp các layout đẹp và giúp website có thêm nhiều màu sắc đa dạng, các tính năng để website hoạt động một cách trơn tru.
- Plugin: Là một công cụ hay là một chương trình được cài cắm, thêm bổ sung hoặc mở rộng thêm cho website để website có thêm nhiều chức năng khác.
- Cache: Hay còn gọi là bộ nhớ đệm. Đây là phần cứng hoặc phần mềm được tích hợp sẵn với tác dụng lưu trữ dữ liệu tạm thời trong môi trường máy tính.
- Mã nguồn: Được hiểu là một thành phần cơ bản của chương trình máy tính được tạo ra bởi các lập trình viên khi sử dụng một ngôn ngữ lập trình nhất định (ví dụ PHP, Java, C, Ruby…).
- Hình ảnh: Chiếm gần như hầu hết dung lượng chính tải trên trang.
1.3 Tốc độ tải trang lý tưởng
Các nhà nghiên cứu của Google đề xuất các website xứng đáng có mặt ở các vị trí đầu trên trang tìm kiếm nên được tối ưu hóa tốt nhất và có thời gian tải trang dưới 0,1 giây. Đây cũng là thời gian mà thùy chẩm – phần não xử lý thông tin liên quan đến thị giác – lưu trữ thông tin dưới dạng tạm thời. Do đó nếu tốc độ website chậm hơn khoảng thời gian này thì mọi sự chú ý của khách truy cập hầu như không được giữ lại. Tuy nhiên khi kiểm tra tốc độ trang web, thời gian tải trung bình hiện nay của các trang thường rơi vào tầm từ 3-5 giây.
2. Tốc độ website có ảnh hưởng như thế nào?
2.1 Nếu website của bạn có tốc độ chậm
Nếu bạn nhấp vào một kết quả tìm kiếm trên Google và đợi quá lâu mà không thể truy cập, bạn sẽ làm gì? Chắc chắn phản ứng của hầu hết mọi người sẽ giống nhau là đều muốn thoát khỏi website đó.
Không khó để nhận thấy mối liên hệ trực tiếp giữa tốc độ web với tỷ lệ thoát khỏi trang. Tốc độ website tỷ lệ nghịch với tỷ lệ thoát, khi tốc độ trang chậm lại, tỷ lệ thoát tăng lên.
Theo nghiên cứu của Section, với thời gian tải trang trung bình là 2 giây, tỷ lệ thoát khá thấp chỉ 9,61%. Trong khi đó, đối với thời gian tải trang trung bình là 7 giây, tỷ lệ thoát là 32,3%.

Từ năm 2009, dựa trên phản hồi của 1.048 người mua hàng trực tuyến được khảo sát, Forrester Consulting đã đưa ra những phát hiện quan trọng sau:
- Người tiêu dùng trở nên thiếu kiên nhẫn khi các trang mất nhiều hơn 2 giây để tải.
- 47% người tiêu dùng mong đợi một trang web tải trong 2 giây hoặc ít hơn.
- 40% người tiêu dùng sẽ đợi không quá 3 giây để một trang web được hiển thị trước khi họ từ bỏ.
- 52% người mua hàng trực tuyến nói rằng tải trang nhanh ảnh hưởng tích cực đến lòng trung thành của họ.
Amazon và Google cũng cho biết thêm:
- Amazon tính toán rằng việc tải trang chậm 1 giây có thể khiến doanh thu của họ mất 1,6 tỷ đô la Mỹ mỗi năm.
- Bằng cách làm chậm kết quả tìm kiếm của mình chỉ sau 4/10 giây, Google có thể mất 8 triệu lượt tìm kiếm mỗi ngày, nghĩa là hàng triệu lượt quảng cáo trực tuyến sẽ bị mất đi.
- Chậm trễ một giây trong thời gian tải trên thiết bị di động có thể ảnh hưởng đến chuyển đổi di động lên tới 20%.
2.2 Nếu website của bạn có tốc độ nhanh
Nếu việc trang web tải chậm sẽ đem lại nhiều tổn thất thì việc tăng tốc độ website sẽ giúp bạn rất nhiều điều. Vào năm 2013, Intuit đã trình bày kết quả tại hội nghị Velocity về cách giảm tốc độ tải trang từ 15 giây xuống 2 giây và quan sát tỷ lệ chuyển đổi. Cụ thể:
- +3% chuyển đổi cho mỗi giây giảm từ 15 giây xuống 7 giây
- +2% chuyển đổi cho mỗi giây giảm từ giây 7 xuống 5
- +1% chuyển đổi cho mỗi giây giảm từ giây 4 xuống 2
Các lý do cụ thể cho việc nên tăng tốc độ website được đề cập dưới đây:
3. Tại sao cần tăng tốc độ website
- Ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng: Khi người dùng không sẵn sàng chờ thêm một vài giây để tải trang, họ chắc chắn sẽ không tha thiết gì nội dung trong website của bạn.
- Ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi: 51% người dùng trực tuyến tại Mỹ cho biết họ sẽ không sẽ không muốn mua hàng nếu nếu tốc độ tải trang quá chậm.
- Ảnh hưởng đến khả năng hiển thị ở vị trí cao trên trang tìm kiếm: Tốc độ tải của website cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc SEO. Tốc độ website nhanh sẽ giúp bạn tăng khả năng xếp hạng cao trên trang tìm kiếm, thu hút được lượng lớn người truy cập vào website.
4. Các cách kiểm tra tốc độ website
4.1 Google PageSpeed Insights
Đây là công cụ do Google đề xuất để đo lường mức độ thân thiện của website cho cả thiết bị di động và máy tính để bàn. Google Pagespeed Insights sẽ chấm điểm từ 0 đến 100 trong việc đánh giá hiệu suất và mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng của website.
Truy cập https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights/. Nhập URL blog/website của bạn và click vào nút “Phân tích“.
Bây giờ bạn sẽ thấy thông báo này trên màn hình – “Đang phân tích“. Nó sẽ mất vài giây để phân tích blog/website của bạn. Sau đó, các kết quả phân tích sẽ được hiển thị giống như hình dưới đây.

So với các công cụ khác, Google PageSpeed Insights sẽ không cung cấp nhiều dữ liệu hoặc đề xuất về cách khắc phục sự cố vì Google PageSpeed Insights không phải một công cụ đo tốc độ trang web thật sự. Nhưng bạn nên sử dụng công cụ này vì một số lý do:
- Đây là công cụ được cung cấp bởi Google. Và Google là người xếp hạng các kết quả tìm kiếm. Nếu công cụ của Google đang tìm thấy vấn đề với hiệu suất trang web của bạn, thì bạn nên lưu ý điều đó.
- Công cụ này cũng cực kỳ dễ sử dụng. Tất cả các kết quả được hiển thị độc đáo, vì vậy bạn có thể biết ngay lập tức liệu trang web của bạn có hoạt động tốt hay không.
4.2 Think With Google
Think With Google chuyên dùng để kiểm tra tốc độ tải website trên Mobile. Đây là một công cụ của Google giúp bạn biết được website của mình có tốc độ tải trang như thế nào khi dùng mạng 3G và 4G.
Công cụ này cũng cho bạn biết có bao nhiêu khách sẽ bỏ đi vì tốc độ load trang hiện tại. Tất cả những gì bạn cần làm là truy cập vào website https://www.thinkwithgoogle.com/
Nhập URL, domain của website cần test vào ô, rồi nhấn Enter và chờ một lát để Think With Google tiến hành quét và kiểm tra các thông số liên quan. Kết quả trả về sẽ có thời gian tải website trên 3G và tỷ lệ khách truy cập bỏ trang. Bạn nhấp chuột vào 3 dấu chấm dọc ở bên tay phải để xem thêm những thông tin thống kê khác về trang web mà Google đã tạo.
4.3 GTmetrix Website
GTmetrix là một trong những công cụ kiểm tra tốc độ website đáng sử dụng. GTmetrix giúp phân tích chuyên sâu về các website và gợi ý làm thế nào để tối ưu tốc độ website.
Truy cập https://gtmetrix.com/ và nhập URL website của bạn. Sau đó click vào nút “Go“. Sẽ mất vài giây để hoàn tất việc kiểm tra website. Sau khi hoàn tất kiểm tra, bạn có thể xem kết quả và các đề xuất giúp tối ưu hóa website để đạt hiệu suất tốt hơn.

GTMetrix cung cấp bản nâng cấp cấp Pro cho phép truy cập vào cài đặt trang, giám sát và cảnh báo, cùng với các lợi ích khác. Nhưng mục kiểm tra tốc độ là miễn phí và bạn có thể dễ dàng kiểm tra website của mình. GTmetrix cũng rất thân thiện với người dùng và trở thành một trong những công cụ kiểm tra tốc độ trang tốt nhất năm 2019.
4.4 Pingdom Website Speed Test
Đây là một công cụ tốt để kiểm tra tốc độ và hiệu suất website. Có một số tính năng bổ sung mà bạn sẽ không tìm thấy trong Google PageSpeed Insights.
Truy cập https://tools.pingdom.com/. Nhập URL blog/ website của bạn. Click vào nút Settings bên dưới để chọn các thiết lập bổ sung. Cuối cùng, click vào nút Test Now.
Quá trình test bắt đầu và bạn sẽ thấy thông báo này – “Hang on, starting test…“. Sau đó, bạn có thể theo dõi diễn biến của quá trình test.
Pingdom là một công cụ check tốc độ website tốt. Giao diện của nó rất đơn giản và dễ sử dụng. Dữ liệu được tạo ra được tổ chức tốt và dễ dàng phân tích hoặc đi sâu vào chi tiết. Pingdom là một công cụ kiểm tra tốc độ website tuyệt vời cung cấp thông tin cho nhà phát triển website các vấn đề cụ thể cần giải quyết.
4.5 Dot-com Tools

Dot-com Tools là một công cụ kiểm tra tốc độ website cực kỳ mạnh mẽ và kỹ lưỡng. Bạn chỉ cần truy cập https://www.dotcom-tools.com/website-speed-test.aspx, nhập URL website và đợi công cụ này phân tích. Dot-com Tools giúp bạn:
- Xem thời gian tải của bạn thay đổi theo từng vị trí: Điều này có thể giúp bạn thấy những người dùng khác nhau đang trải nghiệm trang web của bạn trên khắp thế giới như thế nào.
- Biết được phần lớn người dùng của bạn thực sự đến từ đâu: Giúp bạn bối cảnh hóa thông tin được cung cấp. Ví dụ xem xét tham chiếu chéo dữ liệu này với dữ liệu từ Google Analytics.
- Kiểm tra tốc độ trang web của Dotcom-tools.com cũng cung cấp các biểu đồ chi tiết để bạn có thể xem chính xác thứ tự tải trang web của mình.
4.6 Dareboost

DareBoost là công cụ đánh giá tốc độ website mới, cung cấp hơn 100 trạm kiểm soát khác nhau khi phân tích trang web. Sau khi truy cập DareBoost và nhập URL website, điểm đánh giá website của bạn được đánh giá từ 1 – 100.
Với một tài khoản miễn phí, bạn có thể xuất báo cáo sang PDF và thậm chí so sánh trang web của bạn với những người khác. Với một tài khoản miễn phí, bạn có thể xuất báo cáo sang PDF và thậm chí so sánh trang web của bạn với những người khác. Bên cạnh việc đánh giá tốc độ, các báo cáo cũng đưa ra các khuyến nghị SEO, khả năng tiếp cận… cho bạn.
4.7 WebPageTest
WebPageTest là một trong những công cụ đánh giá tốc độ website đáng tin cậy. WebPageTest hoàn toàn miễn phí. Nhưng dữ liệu công cụ này cung cấp hoàn toàn chính xác. Các thế mạnh chính của WebPageTest bao gồm:
- Người dùng có thể tạo cài đặt tùy chỉnh cho mỗi lần chạy WebPageTest.
- WebPageTest có thể được cấu hình để sử dụng nhiều vị trí khác nhau và các tùy chọn trình duyệt web khác nhau như Google, FireFox,…
- Người dùng cũng có thể đặt hàng WebPageTest để thực hiện nhiều lần chạy. Điều này có thể cho bạn biết liệu tốc độ trang của bạn có hoạt động ổn định hay không.
5. Cách tối ưu tốc độ cho website
- Chọn một máy chủ web nhanh: Vấn đề chính của bất kỳ website tải chậm là do lưu trữ (hosting). Sử dụng máy chủ chậm tương tự như có một tòa nhà lớn trên nền móng thiếu chắc chắn. Nhiều công ty cung cấp dịch vụ lưu trữ trang web giá rẻ và cho tài khoản lưu trữ trên mỗi máy chủ kém nên bạn sẽ phải luôn thận trọng.
- Chọn một chủ đề định hướng hiệu suất: Hãy tìm một chủ đề có bố cục thiết kế giúp bạn hỗ trợ mục tiêu của mình. Đảm bảo rằng phong cách trình bày của chủ đề không quá phức tạp. Mục đích của thiết kế web là giúp người dùng tìm thấy thông tin họ cần và giúp chủ sở hữu trang web đạt được mục tiêu của họ cùng một lúc.
- Tối ưu hóa hình ảnh: Theo nguyên tắc chung, các tệp lớn hơn sẽ mất nhiều thời gian để tải xuống hơn các tệp nhỏ hơn. Sử dụng định dạng JPG cho ảnh và độ nén khoảng 60-70% tạo ra sự cân bằng tốt.
- Giảm thiểu HTML, CSS và JavaScript: Để giảm thiểu các tệp JS, CSS và HTML, các bình luận và khoảng trắng thừa cần được loại bỏ, tệp sẽ trở nên nhỏ hơn để tải xuống, cải thiện tốc độ trang web và khả năng truy cập. Phiên bản tệp rút gọn cung cấp chức năng tương tự trong khi giảm băng thông của các yêu cầu mạng.
- Tối ưu hóa cơ sở dữ liệu: Xoay quanh việc loại bỏ dữ liệu rác và nội dung vô dụng khỏi cơ sở dữ liệu lộn xộn, thu nhỏ kích thước và giúp máy chủ lưu trữ trang web dễ dàng lấy nội dung được yêu cầu một cách hiệu quả.
- Sử dụng bảo mật SSL: Dữ liệu được mã hóa trong quá trình theo cả hai hướng: đi và đến từ máy chủ gốc. SSL giữ thông tin liên lạc an toàn để các bên độc hại không thể quan sát dữ liệu nào được gửi.
- Cập nhật website thường xuyên: Thiết kế website theo xu hướng mới cũng là một cách để bạn tham khảo cho việc thiết kế website của mình.
Kiểm tra tốc độ website là một cách tốt để bạn biết website của mình hoạt động có hiệu quả không. Ngoài ra để website có tốc độ tải tốt bạn nên lựa chọn đơn vị cung cấp thiết kế website uy tín.
Onshop – Nền tảng thương mại điện tử hợp nhất sẽ giúp thiết kế website bán hàng ấn tượng, chuẩn SEO, bứt phá hiệu quả với tốc độ website nhanh. Ngoài ra Onshop còn cung cấp Onshop POS là phần mềm quản lý bán hàng tại cửa hàng giúp bạn tối ưu thời gian và chi phí cho việc bán hàng và quản lý hàng hoá. Onshop Omnichannel là nền tảng bán hàng đa kênh, giải pháp toàn diện cho việc kinh doanh, quản lý bán hàng từ Online website, Facebook, Zalo… cho đến chuỗi cửa hàng
Xem thêm các bài viết về thiết kế và phát triển website tại Blog Onshop
Một số bài viết liên quan:
- 10 lý do phải thiết kế website bán hàng
- Tạo website bán hàng trên Onshop chỉ với 3 bước
- Cách viết content marketing thu hút khách hàng