(Domain) Tên miền là gì? Cách chọn tên miền website từ A đến Z

(Domain) Tên miền là gì? Cách chọn tên miền website từ A đến Z

Để website hoạt động bạn cần gắn một tên miền và biết cách chọn tên miền website. Vậy tên miền là gì? Cách chọn tên miền website như thế nào hiệu quả và thủ tục, giá cả mua tên miền ra sao? Blog Onshop sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó ở bài viết dưới đây.

1. Tên miền website là gì?

Tên miền (Domain) là địa chỉ của website để người dùng có thể nhập vào ô tìm kiếm và truy cập đến website của bạn một cách dễ dàng. Nếu coi website là cửa hàng, thì tên miền chính là địa chỉ của cửa hàng trên Internet.

tên miền website là gì
Tên miền website

Xem thêm:

2. Vì sao cần có tên miền? Những lợi ích khi sở hữu một tên miền phù hợp

Có tên miền thì website bán hàng của bạn mới có thể hoạt động trên Internet. Đặc biệt, việc có một tên miền phù hợp sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc kinh doanh của bạn:

  • Thiết lập và bảo vệ thương hiệu kinh doanh của bạn
  • Xếp hạng cao hơn khi tìm kiếm: Sở hữu một hay nhiều tên miền liên quan tới lĩnh vực kinh doanh và những từ khóa mà khách hàng hay tìm kiếm sẽ giúp bạn xếp hạng cao hơn trong trang kết quả tìm kiếm.
  • Một tên miền độc đáo, giúp khách hàng dễ nhớ tới bạn và tăng khả năng mua hàng những lần tiếp theo (alibaba hay adayroi…)
  • Có tên miền riêng bạn có thể sử dụng rất nhiều địa chỉ email theo tên miền giúp tăng sự chuyên nghiệp. Khách hàng của bạn luôn tin tưởng một địa chỉ email theo chức năng của công ty như [email protected], [email protected] hơn là một địa chỉ email thông thường.

3. Phân loại tên miền website

Hiện nay có rất nhiều loại tên miền để bạn tham khảo cách chọn tên miền website, để dễ hiểu chúng ta có thể phân loại tên miền theo 3 cách sau:

Theo địa lý:

  • Tên miền quốc gia có đuôi “.vn”
  • Tên miền quốc tế có đuôi “.com” “.net” “.org” “.info”

Theo cấp:

  • Tên miền cấp 1: .com, .vn
  • Tên miền cấp 2: .com.vn, .org.vn

Theo chức năng:

.com : Thương mại ( Commercial)

.edu : Giáo dục ( Education )

.net : Mạng lưới ( Network )

.int : Các tổ chức quốc tế ( International Organizations )

.org : Các tổ chức khác ( Other Organisations )

.mil : Quân sự ( Military )

.gov : Nhà nước ( Government )

các tên miền website khác nhau
Có nhiều cách chọn tên miền website với đuôi khác nhau

4. Cách chọn tên miền website để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất

Chọn tên miền phù hợp sẽ giúp bạn SEO website dễ dàng, quảng bá thương hiệu tốt và tăng doanh thu nhanh chóng.

Vậy cách chọn tên miền website như nào? Chọn tên miền như thế nào cho hiệu quả? Cách đặt tên website chuẩn SEO là gì? Dưới đây Blog Onshop đã liệt kê 10 tiêu chí quan trọng trong kinh nghiệm chọn tên miền website đã được các chuyên gia đã đưa ra:

4.1 Tên miền có chứa từ khóa SEO

Với cách chọn tên miền để SEO, bạn nên chọn tên miền chứa từ khóa cần SEO, có lượng tìm kiếm nhiều. Ví dụ bạn làm trong lĩnh vực mỹ phẩm, bạn có thể chọn tên miền myphamchinhhang.com hay myphamhanquoc.vn. Với những tên miền có chứa từ khóa khi người dùng tìm kiếm trên Google thì website đó dễ dàng được xếp hạng cao hơn.

Có thể bạn quan tâm >>> Kiến thức tổng quan về SEO

4.2 Tên miền ngắn gọn dễ nhớ

Nên chọn tên miền ngắn gọn, dễ nhớ, chứa khoảng từ 2 đến 3 tiếng, và trọng âm của từ rơi vào các nguyên âm như A hoặc O. 

Ví dụ: Shopee, Lazada… là tên các trang web hay

Lưu ý do tên miền sẽ viết liền không dấu, nên bạn cần tránh những tên miền dễ gây khó hiểu hay hiểu lầm cho khách hàng.

Thường thì người dùng có xu hướng nhớ những tên miền ngắn gọn, đọc xuôi miệng và có nghĩa nhiều hơn. Bạn nên đặt tên miền là một từ có nghĩa và càng ít “tiếng” càng tốt

Ví dụ: google.com, yahoo.com, 7pop.net… khi phát âm ta chỉ nghe thấy 4 tiếng

Nếu có thể, hãy đặt tên domain trùng với tên mà mọi người đều có thể đọc được và biết đến nó dù cho họ là người nước ngoài. 

Ví dụ: vinamilk.com.vn, onshop.asia,…

4.3 Chọn tên miền cấp 1

Những tên miền cấp 1 thường có độ uy tín cao hơn những tên miền cấp 2, Google chấm điểm cao hơn đồng thời khách hàng cũng sẽ tin tưởng hơn.

Tên miền cấp 1: myphamchinhhang.com

Tên miền cấp 2: myphamchinhhang.com.vn

4.4 Không nên chọn tên miền dễ gây lỗi chính tả khi gõ tiếng Việt.

Khách hàng thường dùng các bộ gõ tiếng Việt như Vietkey hoặc Unikey vì vậy, bạn nên tránh những tên miền có chứa các lỗi ký tự khi gõ ví dụ: chữ “s” bị chuyển thành dấu sắc hoặc “oo” thành “ô”, “aa” thành “â”, “dd” thành “đ”,…

4.5 Lựa chọn tên miền theo địa điểm

Bạn có thể chọn tên miền theo địa điểm. Ví dụ, myphamhanoi.com, thoitranghochiminh.vn. Nếu bạn vừa kinh doanh Online, vừa có cửa hàng trong phạm vi 1 khu vực thì bạn nên chọn cách đặt tên miền này vì khách hàng sẽ tìm kiếm từ khóa có địa điểm để tiện và nhanh khi mua hàng, đặc biệt là xu hướng mua hàng online to offline hoặc cần dịch vụ nhanh gọn.

chọn tên miền theo địa điểm kinh doanh
Cách chọn tên miền website theo địa điểm kinh doanh

4.6 Đặt tên miền theo ngành nghề, có thể mua nhiều tên miền để phủ từ khóa

Ví dụ bạn bán thời trang công sở, bạn có thể đặt tên miền là thoitrangcongso.com hoặc vaycongso.com hay somicongso.com. Cách đặt này rất có lợi trong quá trình làm SEO.

Điều đó cũng cho thấy nếu có điều kiện bạn nên sở hữu nhiều tên miền để bao phủ các từ khóa về sản phẩm kinh doanh của mình. Như ở ví dụ trên, khi khách hàng tìm kiếm từ khóa “thời trang công sở”, “váy công sở”, “sơ mi công sở” thì khả năng cao các kết quả xuất hiện đầu tiên đều là website của bạn.

Tại sao cần có cách chọn tên miền website sát với chủ đề mà website của bạn hướng tới?

Vì các công cụ tìm kiếm (Search Engine) thường dò tìm dựa trên các permalink (đường dẫn) theo thứ tự ưu tiên từ trái qua phải, thế nên website bạn sẽ có cơ hội xuất hiện ở trang nhất nhiều hơn nếu từ khóa tìm kiếm trùng với tên miền website của bạn.

Ví dụ: khi bạn tìm từ “thoi trang cong so” hay “my pham han quoc” thì sẽ thấy những trang như: thoitrangcongso.com, myphamhanquoc.vn hiển thị ngay ở trang đầu.

4.7 Chọn đuôi tên miền phù hợp với loại hình website

Căn cứ vào ý nghĩa của đuôi tên miền để lựa chọn tên miền phù hợp với loại hình website của bạn. Căn cứ vào mục Phân loại tên miền theo chức năng . 

“.com” thường dành cho các tổ chức kinh doanh, buôn bán

“.net” dành cho mạng lưới hoặc cộng đồng

“.info” là dành cho các trang tin tức

“.org” dành cho các tổ chức chính trị, xã hội

“.edu” dành cho các tổ chức giáo dục

Tùy theo nội dung của website và nhu cầu của bạn để có thể chọn cho mình một tên miền phù hợp. Thường thì mỗi một tên miền sẽ phục vụ cho một tiêu chí khác nhau.

4.8 Gắn tên thương hiệu vào tên miền

Ví dụ doanh nghiệp bạn có tên thương hiệu là Julia và bán mặt hàng thời trang, bạn có thể chọn tên miền là thoitrangjulia.com. Với cách lựa chọn tên chọn miền cho doanh nghiệp, thương hiệu như này, tên miền của bạn vừa chứa từ khóa cần SEO vừa chứa cả tên thương hiệu, giúp khách hàng nhận diện tốt hơn. Đây là một ý tưởng tên miền website rất tốt và hiệu quả.

4.9 Lựa chọn tên miền theo quy mô kinh doanh

Doanh nghiệp lớn nên chọn tên miền ngắn gọn, độc đáo, dễ nhớ, chứa tên thương hiệu.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ, người bán hàng hay hộ kinh doanh cá thể nên chọn tên miền thỏa mãn một trong số tiêu chí sau :

  • Có chứa từ khóa SEO
  • Gắn địa điểm (có cửa hàng, quy mô địa phương)
  • Gắn ngành nghề kinh doanh
  • Gắn thương hiệu
  • Nên chọn tên miền cấp 1

4.10 Một số lưu ý khác khi chọn tên miền

  • Tên miền không có các cụm từ xâm phạm đến chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia hoặc vi phạm đạo đức xã hội, thuần phong, mỹ tục của dân tộc
  • Tên miền rõ ràng, nghiêm túc, không gây hiểu nhầm hoặc xuyên tạc do tính đa âm, đa nghĩa hoặc khi không dùng dấu trong tiếng Việt
  • Sử dụng các ký tự từ a đến z; 0 đến 9. Các ký tự này không phân biệt viết hoa hay viết thường
  • Được chứa dấu gạch nối “-” nhưng không được bắt đầu hoặc kết thúc với ký tự này và không được có hai dấu gạch nối “-” đi liền nhau trong tên miền
  • Tên miền không được nhiều hơn 63 ký tự (bao gồm cả đuôi tên miền)

5. Đăng ký tên miền ở đâu? Thủ tục như thế nào? Giá mua tên miền bao nhiêu?

Bạn có thể đăng ký tên miền thông qua các tổ chức, đại lý tên miền tại Việt Nam, hoặc từ chính đơn vị bạn thuê làm website.

Thủ tục cần có hợp đồng do tổ chức hoặc đại lý tên miền cung cấp và chứng minh thư nhân dân/ đăng ký kinh doanh.

Một lưu ý là với tên miền quốc gia bạn sẽ phải thực hiện nhiều thủ tục khai báo hơn là với tên miền quốc tế. Vì vậy bạn cần yêu cầu sự tư vấn từ nhân viên hỗ trợ của đơn vị cung cấp tên miền để thực hiện đầy đủ các thủ tục.

Chi phí mua tên miền mỗi loại sẽ khác nhau. 

Ví dụ:

.vn” có giá khoảng 750.000VNĐ cho 1 năm sở hữu bao gồm cả phí khởi tạo và phí đăng ký tên miền

 “.com” giá dưới 300.000VNĐ

 

Ngoài việc nghiên cứu cách chọn tên miền website, bạn cần lưu ý gia hạn khi gần hết thời gian sở hữu tên miền để website không bị gián đoạn hay ngừng hoạt động. Trường hợp bạn không gia hạn đúng hạn, tên miền của bạn sẽ bị thu hồi và người khác hoàn toàn có thể mua nó.

Xem thêm các bài viết về marketing và kinh doanh online tại Blog Onshop

Tham khảo một số bài viết liên quan:

Đăng ký Onshop khách hàng sẽ được tặng một tên miền bất kỳ phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của mình. Đồng thời được tư vấn hỗ trợ các thủ tục khai báo tên miền nhanh chóng nhất.

ĐĂNG KÝ NGAY

Share