Hướng dẫn xem và phân tích lưu lượng truy cập vào website (traffic) – Bí quyết bán hàng online

Hướng dẫn xem và phân tích lưu lượng truy cập vào website (traffic) – Bí quyết bán hàng online

Cách xem lưu lượng truy cập vào website (check traffic website online) vô cùng đơn giản. Tuy nhiên, làm thế nào để phân tích được các chỉ số này và đưa ra những chiến lược phù hợp để phát triển website của bạn? Bài viết dưới đây của Blog Onshop sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn. 

1. Lưu lượng truy cập vào website là gì?

Lưu lượng truy cập website hay traffic website là lưu lượng truy cập qua lại giữa các trang web, thường xuất hiện trong các báo cáo về SEO hay Online Marketing. Chỉ số này cho bạn biết số người ghé thăm website, những bài viết, phần mục mà họ nhấn vào xem,… Nhờ đó bạn có thể xác định được những nội dung hiệu quả nhất, thu thập dữ liệu về tâm lý khách hàng hay các xu hướng tìm kiếm.

Có rất nhiều nguồn mang lại lưu lượng truy cập vào trang web như :

  • Social (Từ các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo, Youtube…)
  • Organic Search (Lượt truy cập từ Google)
  • Paid Search (Lượt truy cập từ quảng cáo)
  • Direct (Lượt truy cập trực tiếp)
  • Email (Lượt truy cập từ Mail)
  • Referral (Truy cập gián tiếp từ liên kết ở các trang khác như Vnexpress, Tuoitre…)
  • Other (Lượt truy cập chưa rõ nguồn gốc)

2. Tại sao nên phân tích lưu lượng truy cập vào website?

Có rất nhiều website chỉ dựa vào lượng truy cập lớn không thôi cũng có thể lên top tìm kiếm trên Google mà không cần áp dụng các kỹ năng SEO website. Ví dụ như các trang báo chí lớn có rất nhiều người truy cập và đọc hàng tháng nên sẽ hiện lên trên các kết quả tìm kiếm đầu tiên trên Google mà không cần áp dụng nhiều thủ thuật, biện pháp gì. Có rất nhiều điều mà website của chúng ta còn nhận được khi có lượng truy cập lớn, hơn là chỉ đứng thứ hạng cao trên trang tìm kiếm:

lưu lượng truy cập vào website
Lưu lượng truy cập vào website

Ví dụ với bảng số liệu trên, ta có thể thấy:

  • Traffic từ Social là 206,177 (chiếm ~40% tổng traffic) mang lại 2332 đơn hàng, tỉ lệ chuyển đổi 0,84%
  • Traffic từ Organic Search là 152, 790 (chiếm ~30% tổng traffic) mang lại 2884 đơn hàng, tỉ lệ chuyển đổi 1,26%
  • Traffic từ Paid Search là 102,078 (chiếm ~20% tổng traffic) mang lại 2799 đơn hàng, tỉ lệ chuyển đổi 1,48%

Với việc phân tích như vậy, chúng ta có thể nhận biết được lưu lượng truy cập đến từ kênh nào là hiệu quả nhất. Hãy check lưu lượng truy cập website và đánh giá các chỉ số định kỳ. Từ đó bạn có thể đưa ra quyết định đúng đắn cho chiến lược phát triển website hiệu quả.

3. Các công cụ kiểm tra lưu lượng truy cập vào website

3.1 Lưu lượng truy cập vào website của mình 

3.1.1 Google Analytics

Google Analytics cung cấp cho bạn các công cụ miễn phí cần thiết để phân tích dữ liệu website của bạn. Bạn cần liên kết trang web với Google Analytics và thực hiện check traffic overview của website theo các bước dưới đây:

Bước 1: Bạn truy cập vào tài khoản Google Analytics.

Bước 2: Để xem lưu lượng truy cập vào website, bạn chọn Chuyển đổi > Tất cả lưu lượng truy cập > Kênh

phân tích lưu lượng truy cập website bằng google analytics
Sử dụng Google Analytics phân tích lưu lượng truy cập vào website

Cột Sessions (Số phiên) chính là tổng lượt truy cập vào website của bạn.

Các nguồn truy cập bao gồm:

  • Organic Search: Truy cập vào website của bạn đến từ tìm kiếm trên các công cụ như Google, Bing, …
  • Social: Truy cập vào website của bạn đến từ các mạng xã hội như Facebook, Youtube, Zalo, …
  • Direct: Truy cập được thực hiện khi người dùng gõ trực tiếp địa chỉ website của bạn.
  • Referral: Truy cập vào website của bạn đến từ các website khác nơi có đặt link website của bạn.
  • Ngoài ra còn có các nguồn khác như Email, Paid Search, Display,

3.1.2 Google Search Console

Google Search Console là công cụ miễn phí thu thập dữ liệu từ dữ liệu của cỗ máy tìm kiếm Google. Với nó, bạn có thể giám sát hiệu suất website tốt hơn. 

phân tích lưu lượng truy cập bằng google search console
Giao diện phần phân tích tìm kiếm trên Google Search Console

Có 4 chỉ số quan trọng:

  • Tổng số lần nhấp chuột (Total clicks): số lần nhấp chuột đi đến website của bạn từ trang kết quả tìm kiếm Google.
  • Tổng số lần hiển thị (Total impressions): Số các link đến website của bạn được người dùng nhìn thấy trên trang kết quả tìm kiếm Google (có thể hiển thị trên trang 2,3,4…). Thế nhưng, khi chỉ xem ở trang 1 thì link ở trang 2 sẽ không được tính.
  • Tỷ lệ nhấp chuột (Average CTR): Số lần nhấp chuột chia cho số lần hiển thị.
  • Vị trí trung bình (Average Position): Vị trí trung bình trang của bạn trên xếp hạng Google.

3.2 Lưu lượng truy cập vào website của đối thủ

Các công cụ trên chỉ giúp bạn check traffic website của chính mình. Còn dưới đây là một số công cụ check traffic website online giúp bạn kiểm tra cả các trang web khác nữa.

3.2.1 Công cụ SEMrush

Bước 1: Đầu tiên, bạn truy cập vào địa chỉ https://semrush.vn/ để bắt đầu xem lượt truy cập website.

Bước 2: Truy cập danh mục Traffic Analytics, sau đó sẽ bạn nhập các website cần kiểm tra traffic tại mục Benchmark your website against competitors. Bạn có thể nhập tối đa 5 website, bao gồm cả website đối thủ.

kiểm tra traffic website với SEMrush
Kiểm tra traffic website với SEMrush

3.2.2 Công cụ Similarweb

Bước 1: Bạn truy cập vào link https://www.similarweb.com/ và nhập link website mà bạn muốn xem lưu lượng truy cập.

Bước 2: Xem kết quả – Total Visit chính là tổng lượng truy cập vào website

sử dụng similarweb để check traffic website online
Sử dụng SimilarWeb để check traffic website online

Similarweb cho phép người dùng sử dụng miễn phí, tuy nhiên sẽ bị giới hạn một số tính năng và về mức độ chính xác sẽ kém hơn Google Analytics. Mặc dù vậy, các số liệu tương đối khi check traffic website online trên Similarweb vẫn có ích trong việc so sánh nội lực website của bạn và website của đối thủ.  

3.2.3 Công cụ Ahrefs

sử dụng Ahrefs để phân tích lưu lượng truy cập vào website
Sử dụng Ahrefs để phân tích lưu lượng truy cập vào website

Ahrefs là một ứng dụng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm mạnh mẽ dành cho những người chịu trách nhiệm quản trị trang web và chủ yếu được sử dụng để khai thác tất cả các loại dữ liệu liên quan đến lưu lượng truy cập tìm kiếm.

Bạn không chỉ có thể xem các thông số chính xác về lưu lượng truy cập tìm kiếm hàng tháng của trang web, mà còn có thể xem các phân tích chi tiết, xem lưu lượng truy cập đó đến từ đâu và loại từ khóa nào đang mang lại lưu lượng truy cập. Bạn cũng có thể xem thông tin backlink, chẳng hạn như các trang web khác đang liên kết đến trang đó, tần suất chúng liên kết và cách dữ liệu đó thay đổi theo thời gian.

Mặc dù Ahrefs là công cụ mạnh nhất trong danh sách này, nhưng bạn cần trả một khoản tiền để sử dụng công cụ này. Bạn có thể xem xét bản dùng thử không giới hạn trong 7 ngày với giá $7 (161.000 VND). Sau đó, chi phí cho gói thấp nhất tối thiểu là $99 (2.292.000 VND/tháng). Chi phí rất đắt, nhưng bù lại dữ liệu bạn có thể khai thác rất tuyệt vời.

3.2.4 Công cụ Alexa

Alexa giúp bạn kiểm tra traffic website

  • Nếu bạn sử dụng Chrome, hãy cài đặt Tiện ích mở rộng Alexa .
  • Nếu bạn sử dụng Firefox, hãy tải Tiện ích bổ sung Alexa.

Alexa là một công cụ khá đơn giản, bạn nhập một tên miền và nó sẽ hiển thị cho bạn một loạt các số liệu thống kê cho một trang web nhất định.

Tìm kiếm bất kỳ trang web nào và bạn sẽ thấy Global Alexa Rank Country Alexa Rank (bảng xếp hạng toàn cầu và bảng xếp hạng trong quốc gia), cùng với một biểu đồ đơn giản cho thấy sự tăng giảm của website trong bảng xếp hạng năm vừa qua. 

Nếu bạn muốn xem nhiều thứ hơn, ngoài những dữ liệu được giới hạn mà bạn nhận được với phiên bản miễn phí, bạn sẽ cần nâng cấp lên gói Insight và trả chi phí $79 (1.840.000 VND)/tháng. 

4. Hướng dẫn phân tích lưu lượng truy cập vào website

Một số chỉ số cần lưu ý khi phân tích traffic:

  • Số lượng người truy cập: Thể hiện mức “độ nổi tiếng” website của bạn.
  • Số lượng bài viết trung bình một người truy cập: Chỉ số này càng cao chứng tỏ nội dung trang web hấp dẫn người đọc khiến họ muốn tìm hiểu thêm.
  • Thời gian trung bình truy cập website và một nội dung: Nếu người đọc hứng thú với nội dung trên website của bạn, họ sẽ dành nhiều thời gian đọc và nghiền ngẫm chúng.
  • Khoảng thời gian nhiều người truy cập nhất: Cách để bạn biết nên phân chia post bài vào lúc nào cho hợp lý.
  • Nội dung được truy cập nhiều nhất: Bạn sẽ hiểu được những nội dung khiến khách hàng hứng thú, họ muốn gì và cần gì để bạn có thể đáp ứng kịp thời.
  • Nội dung được truy cập đầu tiên nhiều nhất: Đây là những nội dung người đọc cảm thấy hấp dẫn nhất khi truy cập website của bạn.
  • Và một số chỉ số khác tùy thuộc vào việc bạn muốn phát triển và tăng traffic cho website như thế nào.

4.1 So sánh với chính mình

Bằng cách so sánh các dữ liệu của website hiện tại với các dữ liệu trước đó, bạn sẽ nhìn thấy được sự phát triển hay sự bất thường của website và dự đoán nguyên nhân. Bạn nên check traffic website định kỳ mỗi ít nhất mỗi tháng một lần. 

Ví dụ lượt truy cập website của bạn trong các tháng vừa qua như sau:

lượt truy cập website trong các tháng vừa qua
Lượt truy cập website trong các tháng vừa qua

Với bảng số liệu trên, ta có thể nhận thấy nguồn truy cập chính đến từ các tìm kiếm tự nhiên (Organic traffic) và truy cập trực tiếp (Direct traffic). Đây là 2 nguồn truy cập cần nhiều thời gian để phát triển mà không thể đẩy mạnh ngay lập tức như quảng cáo. Nhưng khi 2 nguồn này đã phát triển mạnh thì lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì lượng truy cập lớn một cách ổn định và bền vững hơn so với các nguồn khác.

Để đánh giá sức mạnh thương hiệu của bạn, hãy chú ý tới Direct Traffic. Nguồn truy cập trực tiếp chứng tỏ rằng người dùng đã nhớ tới thương hiệu của bạn và chủ động truy cập vào website mà không cần thông qua một kênh nào khác. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nếu người dùng thường xuyên chủ động quay lại website của bạn sẽ giúp tăng mức độ trung thành với thương hiệu, tăng khả năng mua sản phẩm/dịch vụ của bạn. 

Nếu bạn check cột Total Traffic bạn sẽ thấy lượt truy cập website ngày càng lớn. Điều này là nhờ sự cộng hưởng từ nhiều nguồn Online Marketing khác nhau cùng hỗ trợ dẫn người dùng về website. Trong đó bao gồm: đẩy mạnh SEO, chia sẻ các bài viết trên website lên facebook, quảng cáo website bằng Google Ads, sử dụng Email Marketing,…

online Marketing cùng hỗ trợ dẫn người dùng về website
Online Marketing cùng hỗ trợ dẫn người dùng về website

Tuy nhiên trong bảng dữ liệu trên ta có thể thấy lượng truy cập bị giảm đột ngột vào tháng 9. Các nguồn truy cập có tác động tức thì như Facebook Ads, Google Ads, Email Marketing,… có thể đã được chủ website cắt giảm vào tháng 9. Điều này cũng gây ảnh hưởng một phần khiến Direct Traffic giảm nhẹ. 

Nguồn truy cập chính từ Organic Search lại giảm nhiều nhất (gần 1500 traffic). Nguồn truy cập quan trọng nhất của website đột ngột giảm mạnh có thể do 2 nguyên nhân chính là website đang gặp vấn đề về SEO và không còn trong top tìm kiếm trên Google, hoặc do nhu cầu tìm kiếm của người dùng giảm.

Hãy sử dụng Google Search Console để xem xét các từ khóa mang lại lượng traffic nhiều nhất và dùng Google Keyword Planner để theo dõi sự thay đổi trong nhu cầu tìm kiếm chúng.

4.2 So sánh với đối thủ

Dù bạn kinh doanh gì thì bạn cũng đều cần biết đối thủ của mình là ai và độ cạnh tranh giữa bạn và đối thủ. Sự cạnh tranh trong thị trường tìm kiếm trên Google cũng cần có sự đánh giá về các đối thủ.

Lượng truy cập website là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên nội lực cho website – yếu tố quan trọng cho việc cạnh tranh thứ hạng từ khóa. Việc check và so sánh traffic của bạn với các đối thủ giúp bạn nhìn nhận được khả năng SEO hiện tại của website, nên đối đầu trực diện cùng từ khóa với các đối thủ này hay chuyển sang chiến lược từ khóa khác.

Với việc phân tích đối thủ này, bạn không cần kiểm tra mỗi tháng như khi đo lường chính website của mình. Hãy check traffic và so sánh với các đối thủ định kỳ 6 tháng một lần hoặc khoảng thời gian check traffic định kỳ có thể ngắn hơn.

Có thể bạn quan tâm >>> 7 công cụ nghiên cứu từ khóa đơn giản và miễn phí 

5. Gợi ý tăng lượt truy cập website

Một website sẽ có 3 giai đoạn phát triển như sau:

Giai đoạn 1: Với website mới lập, lượng traffic chỉ như “muối bỏ biển”. Hãy bắt đầu bằng việc tối ưu website theo đúng chuẩn Google. Ngoài ra, bạn cần xuất bản thêm nhiều nội dung hữu ích trên blog và chuẩn SEO cho từng bài viết. Song song với đó bạn tiến hành quảng cáo trên Facebook, Google Ads, Email,… để mang về website những traffic đầu tiên.

Giai đoạn 2: Lượng truy cập của bạn vẫn còn khá nhỏ và không là gì so với các đối thủ khác. Nếu phải cạnh tranh, bạn hoàn toàn không có cơ hội để lên top tìm kiếm Google với các từ khóa ngắn (có lượng người tìm kiếm nhiều). Hãy quay về tập trung vào sản phẩm/dịch vụ chủ đạo của bạn và nghiên cứu đưa ra các từ khóa dài phù hợp. Khi đó nhu cầu cạnh tranh sẽ giảm và bạn có khả năng lên thứ hạng trên Google cao hơn.

Giai đoạn 3: Bạn kiểm tra traffic website thấy mình đã thu nhận được số lượt truy cập lớn mỗi tháng từ Organic Search (lượt truy cập tự nhiên nhờ làm SEO). Bạn đủ mạnh để lọt vào top các website mạnh nhất trong lĩnh vực của bạn. Tới thời điểm giai đoạn 3, bạn có đủ ngân sách và tiềm lực để đẩy mạnh SEO cho những từ khóa ngắn “khó nhằn” này.

Bạn cần kiểm check traffic website của mình để biết website của mình đang ở giai đoạn nào. Việc tăng lưu lượng truy cập vào website là một chiến lược dài hạn và cần nhiều thời gian.

5.1 Không dùng công cụ tăng traffic ảo

Sử dụng những công cụ tăng traffic ảo sẽ không mang lại giá trị gì cho bạn vì những truy cập này không đến từ người thực. Và chắc chắn những traffic ảo này sẽ không thể chuyển đổi thành đơn hàng cho bạn được. 

Ngoài ra sử dụng các công cụ tăng traffic ảo có thể khiến website bị Google phạt, và sẽ khó để sau này có thể lên top tìm kiếm. 

Tuy việc tăng lượt truy cập thực từ người dùng cần thời gian lâu hơn, nhưng sẽ mang lại hiệu quả bền vững và cơ hội bán hàng cao hơn.

5.2 Áp dụng SEO cho website và các nội dung tạo ra

Như những gì đã nêu ra ở phần trên, bạn cần áp dụng việc SEO cho website và các nội dung được tạo ra. Một thông tin độc đáo nhưng không tiếp cận được khách hàng, khách hàng không thể tìm ra cũng giống như một sản phẩm tốt mà không ai biết tới. Thông tin chất lượng sẽ phát huy tối đa tác dụng khi tiếp cận được lượng lớn người đọc thông qua SEO

Có thể bạn quan tâm

5.3 Xuất bản nội dung định kỳ, thường xuyên

Hãy luôn ghi nhớ xuất bản nội dung (do chính bạn tạo ra chứ phải đi copy của bên khác) một cách định kỳ, thường xuyên trên website. 

Với khách hàng, điều này giúp bạn khẳng định mình am hiểu và là chuyên gia trong ngành. Bạn có thể gia tăng uy tín cho thương hiệu, tạo mối quan hệ với khách hàng thông qua nội dung hữu ích thay vì “spam” nội dung bán hàng. 

Với việc cạnh tranh thứ hạng trên Google, điều này giúp bạn không ngừng tăng nội lực website, Google sẽ đánh giá cao website của bạn. 

5.4 Phối hợp các kênh Marketing online

Để marketing thành công bạn không thể chỉ sử dụng một kênh quảng bá riêng lẻ. Hãy sáng tạo cách thức phối hợp hiệu quả các kênh cho riêng mình, để không những tăng traffic website mà còn mang lại cơ hội tăng doanh thu thực sự. 

Ví dụ nếu bạn xuất bản một bài viết mới trên website (bài viết có giá trị hấp dẫn với khách hàng), bài viết này chưa thể xuất hiện ngay trên kết quả tìm kiếm của Google. Bạn hãy tận dụng các kênh để phát huy giá trị bài viết, mang bài viết đến với nhiều người hơn bằng cách:

  • Gửi email cho khách hàng của bạn. Đây là một cách chăm sóc và duy trì mối quan hệ tuyệt vời với khách hàng.
  • Đưa bài viết lên các trang mạng xã hội. Những nội dung blog hấp dẫn thực sự vẫn sẽ giúp bạn phát triển thương hiệu không thua kém gì những nội dung quảng bá trực tiếp. Ngoài ra, nếu có khả năng, hãy trích một phần ngân sách để chạy quảng cáo cho bài viết này.
  • Giới thiệu bài viết trên các diễn đàn, group chất lượng trong lĩnh vực kinh doanh của bạn. Đối với cách này, nội dung kiểu blog thường thân thiện hơn và ít phản cảm hơn so với nội dung bán hàng.

Bài viết liên quan >>> 7 cách tăng traffic cho Website hiệu quả

6. Tại sao website có nhiều lượt truy cập mà không có khách mua hàng

  • Chưa thân thiện với mobile: 97% người Việt Nam truy cập Internet thông qua mobile (theo Hootsuite). Một website không được thiết kế gọn gàng và dễ nhìn hơn khi người dùng truy cập qua mobile (không thân thiện với mobile) chắc chắn sẽ khiến rất nhiều người muốn rời khỏi website của bạn.
  • Nội dung không đủ thuyết phục khách hàng liên hệ: Khách hàng lên Google tìm kiếm, nghĩa là họ đang gặp một vấn đề cần được giải quyết, và nếu nội dung của bạn đưa ra không đủ sức thuyết phục, họ buộc lòng phải chuyển qua website khác. Bạn có thể kiểm tra độ thu hút của nội dung thông qua các chỉ số như tỉ lệ thoát, thời gian xem trang trung bình,… thông qua Google Analytics.
  • Tốc độ tải trang quá chậm: Bạn phải kiểm tra tốc độ website của mình để tránh trường hợp website tải quá lâu khiến người dùng mất kiên nhẫn và họ sẽ thoát khỏi website trước khi xem nội dung trên trang.
  • Giao diện website đã lỗi thời: Bản thân chính các bạn khi vào một website đẹp, gọn gàng cũng sẽ cảm thấy thoải mái và ấn tượng hơn một website có giao diện đã cũ và lỗi thời. Thiết kế website phù hợp xu hướng là một cách để khiến khách hàng có trải nghiệm trên website tốt hơn.
  • Người truy cập trang không phải khách hàng mục tiêu: Nếu lưu lượng truy cập vào website không đến từ khách hàng mục tiêu, họ sẽ không phải người trả tiền mua hàng của bạn. Hãy phát triển nội dung trên website phù hợp hơn với đối tượng khách hàng này.

Tạo website bán hàng chỉ với 3 bước đơn giản trên Onshop. 

⭐ Website được thiết kế ấn tượng, tối ưu cho việc bán hàng.

⭐ Website tối ưu hóa hiển thị trên mọi thiết bị di động, bứt phá hiệu quả bán hàng trên mobile.

Website chuẩn SEO lên top trong kết quả tìm kiếm Google, tiếp cận tối đa khách hàng tiềm năng, tăng doanh thu với chi phí 0 đồng

⭐ Quản lý: sản phẩm, doanh thu, đơn hàng, kho hàng, thông tin khách hàng ở một nơi duy nhất, giúp bạn điều hành công việc kinh doanh dễ dàng và hiệu quả

Dùng thử Onshop miễn phí

Xem thêm các bài viết về xây dựng và phát triển website trên Blog Onshop

Một số bài viết liên quan:

 

Share