Kinh doanh online ai nhìn vào cũng nghĩ toàn “màu hồng”, thu nhập khủng nhưng phải “trong chăn mới biết chăn có rận”, kinh doanh online với đầy rẫy những khó khăn mà người ngoài không bao giờ biết. Dưới đây, Onshop sẽ chỉ ra những khó khăn mà bạn chắc chắn sẽ gặp phải trong quá trình kinh doanh online của mình.
1. Khó khăn #1: Xây dựng lòng tin từ khách hàng
Muốn kinh doanh online thành công, điều bạn bắt buộc phải làm đầu tiên là lấy được lòng tin khách hàng. Đã quá quá nhiều vụ lừa đảo về chất lượng sản phẩm trên mạng, hình ảnh thì một kiểu, người bán đảm bảo, cam kết chất lượng sản phẩm nhưng đến khi mua hàng về thì lại không giống như trong hình. Vì vậy, giờ đây khách hàng bắt đầu cẩn thận hơn với loại hình kinh doanh online
Và theo tâm lý thường thì người ta đã trung thành với shop nào đó bán cùng chủng loại hàng với bạn thì người ta cũng rất ít khi thay đổi, vì thế, việc xây dựng lòng tin ở họ lại càng khó khăn hơn
Vì vậy, việc xây dựng lòng tin với khách hàng có thể nói là việc làm quan trọng nhưng cực kì khó khăn nhất là đối với các cá nhân, tổ chức kinh doanh trực tuyến qua mạng. Nhưng một khi bạn đã tạo dựng được lòng tin với khách hàng thì việc kinh doanh của bạn chắc chắn sẽ ngày càng phát triển và giúp giữ chân được những khách hàng thân quen của bạn.
Để xây dựng lòng tin từ khách hàng, điều đầu tiên bạn cần làm là hãy lựa chọn các sản phẩm chất lượng để kinh doanh, hãy cố gắng mang đến những gì tốt nhất cho khách hàng chứ đừng cố gắng để lừa bán những sản phẩm có chất lượng thấp. Với sự phát triển của Internet như hiện nay, bạn có bán được hàng nhưng sản phẩm kém chất lượng thì danh tiếng shop của bạn cũng tan tành mây khói với phản hồi không tốt từ phía khách hàng. Chỉ cần bạn bán sản phẩm tốt thì đã xây dựng được 70% lòng tin nơi khách hàng rồi
5 cách tăng follow (người theo dõi) miễn phí trên Instagram
Kinh nghiệm kinh doanh online hiệu quả trên Instagram
Tất tần tật về chạy quảng cáo trên Instagram
2. Khó khăn #2: Cạnh tranh khốc liệt
Kinh doanh online là một trận chiến khốc liệt đòi hỏi bạn phải đi trước đối thủ và có nhiều chiến lược kinh doanh đúng đắn. Đây là cuộc chiến về người bán và giá thành sản phẩm:
Cạnh tranh về người bán
Cùng một mặt hàng hiện nay không khó để tìm ra vô vàn người bán. Ví dụ bạn có nhu cầu mua bikini, chỉ cần bạn ghi vào thanh tìm kiếm trên facebook và vô số kết quả hiện ra:
Một không gian mở về bán hàng thì việc cạnh tranh quá nhiều người bán là điều không tránh khỏi. Đến khi tiếp cận được khách hàng rồi mà có quá nhiều đối thủ cạnh tranh vì yếu tố quyết định chính là sản phẩm của bạn, và dịch vụ chăm sóc khách hàng đi kèm của bạn.
Một sản phẩm tốt, giao diện website đẹp mắt, chính sách giá cả tốt, chính sách giao hàng tốt, cách trả lời đơn hàng, cách chăm sóc khách hàng tốt thì khách nào nào có thể bỏ qua được. Trong khi ngày càng có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh thì cách để bạn trụ vững chính là từ bản thân bạn. Yếu tố độc, lạ tạo nên sự khác biệt nơi bạn.
Cạnh tranh về yếu tố giá cả
Yếu tố giá cả là yếu tố quyết định đến tâm lý lựa chọn sản phẩm mua. Sự thuận tiện của các công cụ tìm kiếm giúp người mua dễ dàng tiếp cận các đơn vị bán hàng với mức giá khác nhau để so sánh về giá. Điều này khiến cho sự cạnh tranh trên thị trường online càng gay gắt. Cùng một sản phẩm, chỉ chênh lệch chút ít về giá cả nhưng chắc chắn khách hàng sẽ bận tâm.
Một điều nữa mà khách hàng mua online quan tâm là chính sách ship hàng. Một đơn vị sẵn sàng miễn phí ship càng nhiều địa điểm thì cơ hội tiếp cận nhiều khách hàng càng cao hơn. Rất nhiều khách hàng muốn mua sản phẩm nhưng tâm lý phải trả thêm tiền một khoản ship lại lưỡng lự.
Hay chính sách đổi trả sản phẩm. Mua hàng online cần nhất là sự tin tưởng, tuy nhiên khi bạn đối với cơ sở mua lần đầu, bạn muốn xem hàng trước khi nhận. Hiện nay nhiều cơ sở bán hàng có chính sách xem hàng trước khi thanh toán, và khi không ưng ý với sản phẩm bạn chỉ phải trả tiền ship đến của sản phẩm đó thôi. Càng nhiều ưu đãi về giá càng thu hút khách hàng.
3. Khó khăn #3: Thu hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ
Thu hút và giữ chân khách hàng trong kinh doanh là cả một nghệ thuật. Ngày nay, khách hàng có nhiều sự lựa chọn trong cùng 1 sản phẩm. Khách hàng giờ thông minh hơn, họ không chỉ lựa chọn từ mẫu mã sản phẩm mà còn đánh giá về dịch vụ giao hàng, chương trình khuyến mãi và cách chăm sóc họ sau khi mua sản phẩm. Vì vậy, bạn phải có kế hoạch kinh doanh trước, trong và sau khi mua sản phẩm để chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất.
Thị trường online là một mảnh đất kinh doanh màu mỡ nhưng cũng nhiều đối thủ cạnh tranh và sự cạnh tranh ở trên thị trường Internet cũng khốc liệt không kém thị trường kinh doanh ở bên ngoài. Vậy phải làm thế nào để khách hàng biết tới mình, biết tới trang Web, fanpage của mình, làm thế nào để vượt qua được các đối thủ cạnh tranh để thu hút được khách hàng lựa chọn sản phẩm của mình.
Cách tốt nhất để giúp bạn trả lời cho những câu hỏi này là banj phải hiểu rõ các công cụ Markeing online. Bạn có thể thu hút khách hàng bằng những Website ấn tưởng và chất lượng, SEO từ khóa hoặc quảng cáo trên Google để trang Web của bạn luôn đứng đầu các công cụ tìm kiếm khi khách hàng gõ từ khóa kiếm tìm sản phẩm muốn mua. Ngoài ra, bạn cũng nên chạy quảng cáo trên các mạng xã hội có lượng người sử dụng đông đảo như facebook, vì đây cũng là nơi bạn có thể tiếp cận tới được nhiều khách hàng.
4. Khó khăn #4: Bị khách hàng “bùng” (đặt hàng nhưng không nhận)
Tình trạng khách đặt hàng nhưng không nhận xảy ra rất phổ biến khi kinh doanh online. Nếu như bán hàng truyền thống thì khách hàng đến xem sản phẩm trực tiếp, ưng món nào thanh toán món đó. Quan trọng là thanh toán tại chỗ chủ shop sẽ nhận tiền giao hàng luôn, nếu khách có đổi thì cũng là đổi từ món này sang món khác. Còn kinh doanh online thì không như vậy, tất cả các giao dịch đều thực hiện qua internet hoặc là qua điện thoại. Hơn nữa thời gian giao hàng cũng khá lâu nên khách hàng thường xuyên thay đổi ý kiến mà không báo trước. Hàng giao đến nhà nhưng không nhận khiến chủ shop tức điên, vì phải trả tiền giao hàng 2 chiều lại còn không bán được hàng.
Việc khách hàng đặt rồi không nhận là vấn đề rất thường xuyên xảy ra nên hiện nay ai cũng xem đó là chuyện bình thường. Nếu shop nào không bị khách bom hàng thì mới được xem là chuyện lạ. Bạn Mai – chủ shop quần áo online chia sẻ: “Nếu như khách hàng có lý do hủy đơn thì không sao cả, mình hoàn toàn có thể thông cảm. Nhưng nhiều khách hàng rất quá quắt, đặt hàng xong giao hàng tận nhà không nhận dù chẳng có lý do gì. Thậm chí là còn khất lần khất lữa để shipper chạy đi chạy lại nhiều lần nhưng vẫn không nhận hàng”.
Ai kinh doanh cũng đều hiểu mình phải phục vụ khách hàng cho đến khi khách hàng hài lòng mới thôi. Nhưng nếu như gặp phải trường hợp này thì sẽ rất là bực bội và khó chịu. Những khách hàng này không biết tôn trọng công sức của của người bán và không nhận hàng còn có những thái độ rất thách thức.
Những shop bán hàng online còn đỡ hơn so với những người nhận order hàng hóa. Khi order thì chủ shop phải bỏ tiền của mình ra để trả tiền hàng, khi hàng về khách không nhận sẽ cực kỳ khó khăn. Tình trạng này được ví như “mất cả chì lẫn chài”. Bởi những mặt hàng order thường không phải các sản phẩm dễ tiêu thụ, không phải các sản phẩm chung chung, mà là sản phẩm độc – lạ, rất kén khách. Nếu khách hàng không nhận thì rất khó bán lại cho người khác.
Trước đây các chủ shop order không yêu cầu khách hàng cọc tiền, nhưng hiện tại tình trạng bom hàng quá nhiều khiến ai cũng đều e ngại, lo lắng. Vì vậy, thời điểm hiện tại chủ shop order đều yêu cầu khách hàng gửi tiền cọc 1 nửa, hoặc gửi toàn bộ để hạn chế rủi ro. Đây là cách các chủ shop bảo vệ lợi ích của mình. Tuy nhiên, rất nhiều khách hàng lo lắng sẽ bị lừa đảo nên cũng lại rất e ngại khi phải chuyển tiền.
5. Khó khăn #5: Phải thay đổi thói quen người tiêu dùng
Dẫu biết rằng ngày nay việc mua hàng online đã phổ biến nhưng thực chất thói quen mua sắm vẫn là “nhìn tận mắt, sờ tận tay”. Cho dù có ưng sản phẩm này lắm nhưng nhiều người vẫn muốn trực tiếp thử để đảm bảo. Vì thế cho dù bạn chụp ảnh có lung linh và “mãn nhãn” lắm nhưng vẫn chưa chắc khách sẽ đến mua của bạn. Có thể nói việc mua sắm truyền thống là một cách để giải trí cũng như xả stress của nhiều người. Bạn có thể sẽ mất đi nhiều khách hàng nếu như họ không được dùng thử. Vì thế, làm sao để thay đổi được điều này vẫn đang là vấn đề nan giải.
Trên đây là những khó khăn trong kinh doanh online mà hầu hết những người kinh doanh nào cũng gặp phải. Nếu bạn đã biết rõ những khó khăn trong kinh doanh online là gì, hãy nhìn vào những khó khăn để tìm ra giải pháp cho việc kinh doanh của mình nhé! Chúc các bạn thành công!