Onshop, Haravan, Sapo: Nền tảng Website nào tốt nhất dành cho bạn?

Onshop, Haravan, Sapo: Nền tảng Website nào tốt nhất dành cho bạn?

Ba nền tảng website tốt nhất hiện nay

Bạn đang lên kế hoạch lập một website cho mình, bạn băn khoăn đứng giữa ngã ba đường không biết lựa chọn nền tảng website của 3 nhà cung cấp sau đây: Onshop, Haravan và Sapo. Vậy bài viết nên sẽ giúp bạn đưa ra quyết định chính xác và phù hợp nhất với shop hàng của bạn nhé!

Việc tìm ra được một nền tảng website nào tốt nhất dành cho bạn phụ thuộc rất nhiều yếu tố: giá thành, chức năng của từng công cụ trên website, dịch vụ chăm sóc,… và điều quan trọng là bạn hiểu rõ bản thân mình. Bạn cần hiểu một điều “Không có website nào là tốt nhất” mà chỉ có “Website phù hợp nhất với bạn”. Tại sao lại như thế? Đơn giản vì, kể cả bạn có dùng nền tảng tốt nhất mà nền tảng đó quá phức tạp và đòi hỏi rất nhiều kĩ thuật còn bạn chỉ cần một website đơn giản, tinh gọn, thiết kế đẹp mắt để tăng lưu lượng truy cập và đơn hàng. Mọi thứ dường như là đang không dành cho nhau, vậy nên trước khi đi vào so sánh bạn hãy đặt ra những câu hỏi dựa trên tình hình kinh doanh hiện tại để có thể lựa chọn nền tảng website tốt nhất

1. Bám sát vào mục tiêu kinh doanh của bạn

Đầu tiên, hãy làm rõ mục tiêu kinh doanh của bạn. Bạn đang kinh doanh trong thời gian ngắn hay lâu dài? Phải làm rõ vấn đề ngay lập tức, vì nếu bạn kinh doanh ngắn hạn, một website bán hàng có thể là dư thừa vì website sẽ mất phí duy trì và phải tập trung thời gian để phát triển và tối ưu website để tăng lượng truy cập và chuyển đổi đơn hàng. Bạn chỉ nên tập trung kinh doanh trên Facebook, Instagram, Shopee, Lazada,…

Còn nếu bạn đang muốn mở rộng doanh nghiệp và kinh doanh dài hạn, thì website là sự lựa chọn đúng đắn và nên đầu tư của bạn. Một nền tảng website tốt không chỉ cung cấp giao diện đẹp mắt mà còn giúp bạn phát triển và mở rộng kênh bán hàng.

5 BÍ QUYẾT GIÚP BẠN LỰA CHỌN ĐƠN VỊ CUNG CẤP WEBSITE CHUYÊN NGHIỆP

Dịch vụ thiết kế website giá rẻ

2. Trả lời câu hỏi “Đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn là ai?”

Bạn càng biết rõ đối tượng khách hàng của bạn bao nhiêu thì bạn càng dễ dàng lên kế hoạch lựa chọn kênh bán hàng như Facebook, Zalo, Website, Instagram. 

Ví dụ, nếu đối tượng của bạn là nữ từ 15-22 kinh doanh thời trang thì việc kinh doanh trên Instagram sẽ là lựa chọn khôn ngoan. Còn nếu đối tượng của bạn là ở độ tuổi lớn hơn 22-40 với đa dạng mẫu mã sản phẩm thì việc có website là bước đi đầy sáng suốt của bạn so với các đối thủ cạnh tranh cùng sản phẩm khác.

Vậy nền tảng nào trong 3 nền tảng: Onshop, Haravan và Sapo phù hợp với mô hình kinh doanh của bạn?

  • Onshop: Nền tảng website thích hợp cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), với những chủ shop đang kinh doanh online và offline (có cửa hàng và không có cửa hàng) cần một website chuyên nghiệp để tăng độ uy tín với khách hàng cũng như quản lý đơn hàng, sản phẩm. 
  • Haravan: Đây là nển tảng nhắm đến đối tượng là những doanh nghiệp, công ty lớn với hệ thống vận hàng khá phức tạp đòi hỏi bạn phải khi có hiểu biết về kĩ thuật. 
  • Sapo: Nền tảng website này hướng đến những doanh nghiệp có cửa hàng offline với những chức năng tương tự như các nền tảng website khác là quản lý đơn hàng, chatbot,… 

3. Bạn biết cách thiết kế website chứ?

Nếu bạn là người không giỏi thiết kế, vậy thì hãy tìm cho mình các bên có sẵn những giao diện thiết kế và giúp bạn thiết kế khởi tạo website.  Với Onshop, bạn hoàn toàn được thiết kế giao diện website miễn phí như thiết kế banner nếu bạn không biết thiết kế, còn 2 bên Sapo và Haravan bạn có thể tự chọn những giao diện có sẵn mà bạn thấy ưng ý nhất.

Tầm quan trọng của website bán hàng trong kinh doanh online

4. Ngân sách của bạn là bao nhiêu?

Nếu ngân sách của bạn có hạn, hãy khoan nghĩ đến việc tạo website. Lúc này, những sàn thương mai điện tử hay mạng xã hội là lựa chọn tốt cho bạn. Mặc dù sàn thương mại điện tử cho phép bạn đăng sản phẩm lên không mất tiền nhưng cũng đừng vội mừng vì họ sẽ tính bạn phí giao dịch, phí duy trì hàng tháng, phí quảng cáo. Vậy nên hãy cân nhắc nhé, vì cộng dồn lại nó cũng là một khoản khá lớn đó. Thay vào đó, những nên tảng như website sẽ không mất nhiều chi phí duy trì cho cả năm.

Sau khi đã nắm rõ mục tiêu kinh doanh và đối tượng khách hàng, bạn đã có câu trả lời cho mình là về việc tạo website hay không và chắc chắn khoảng 50% câu trả lời về việc nền tảng website nào phù hợp với bạn nhất. Bây giờ, để tìm được đúng 100% nhà cung cấp website nào phù hợp với bạn, hãy cũng nhìn những so sánh tính năng của 3 nhà cung cấp website (Onshop, Haravan, Sapo) sau đây nhé!

Nên tảng website cung cấp công cụ Marketing – hỗ trợ, kết nối quảng cáo

Onshop:

Facebook:

– Đồng bộ sản phẩm và Facebook cửa hàng

– Mã Pixel giúp theo dõi quảng cáo chuyển đổi đơn hàng

– Đồng bộ nguồn cấp số phẩm

– Dễ dàng bán hàng với Facebook và Messenger (Tin nhắn)

Onshop (Novaon) là đối tác Cao cấp của Facebook tại Việt Nam, dễ dàng nắm bắt các chính sách Facebook mới nhất và thông báo cho khách hàng để chủ shop tối ưu hiệu quả kinh doanh.

Google 

– Tự tạo tài khoản quảng cáo trên Google ( Google Ads

– Tự tạo Google Merchant Center (dịch vụ của Google cho phép người dùng tìm kiếm các sản phẩm trên trang web mua sắm trực tuyến và so sánh giá giữa các nhà cung cấp khác nhau)

– Đồng bộ sản phẩm với Google Merchant Center 

– Tự tạo quảng cáo Google Smart Shopping 

– Google Analytics Ecommerce (Những dữ liệu phân tích của Google về từ khoá, hành vi ngừoi dùng)

– Tracking Conversion Ads tự động . (Kiểm tra tỉ lệ chuyển đổi của quảng cáo thành đơn hàng)

Onshop (Novaon) tự hào là đối tác số 1 Google tại thị trường Việt Nam

Haravan 

Facebook 

– Tạo sự đồng nhất sản phẩm và Facebook Cửa hàng

– Mã Pixel Ecommerce giúp theo dõi quảng cáo chuyển đổi đơn hàng. 

Google 

– Đồng bộ sản phẩm với Google Merchant Center 

– Tự tạo tài khoản quảng cáo Google Ads

– Google Analytics Ecommerce 

Sapo 

Facebook 

– Tính năng đồng bộ sản phẩm Feed

– Tính năng tracking Pixel 

Google 

Tính năng đồng bộ sản phẩm Feed với Google Merchants Center

– Tính năng gắng tracking Analytics

– Các tính năng hỗ trợ Google Shopping Ads như tạo tài khoản, tạo GMC, tạo quảng cáo 

Bán hàng trên các sàn Thương mại điện tử

Hầu như cả 3 nền tảng này đều cung cấp kết nối bán hàng trên các sàn thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay như: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,… để mang đến cho khách hàng nhiều lợi ích nhất .

Hướng dẫn xem và phân tích lưu lượng truy cập vào website (traffic)

Chăm sóc khách hàng

Onshop

  • Hỗ trợ khách hàng thiết kế website miễn phí
  • Cam kết hỗ trợ khách hàng, hoàn tiền 100% nếu khách hàng không hài lòng
  • Hỗ trợ miễn phí khách hàng nhiệt tình trong suốt thời gian sử dụng
  • Cập nhật các tính năng miễn phí 

Haravan

  • Hỗ trợ khách hàng miễn phí
  • Cập nhật các tính năng mới

Sapo

  • Tư vấn khách hàng mọi lúc mọi nơi
  • Thiết kế website miễn phí
  • Cập nhật tính năng mới 

Chương trình khuyến mãi

Cả 3 đều có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn với khách hàng như voucher, giảm giá với các gói sử dụng. Đặc biệt, trong thời gian này Onshop đang có chương trình tặng gói On-Google và On-Traffic (hỗ trợ cài đặt Pixel, chatbot, cài đặt đo lường và tối ưu quảng cáo,…)

Bên cạnh đó, nếu bạn đang kinh doanh một mình thì có rất nhiều phải làm như xây dựng web, chạy quảng cáo, đơn hàng, vận chuyển. Với Onshop bạn sẽ trút bỏ hết gánh nặng của việc kinh doanh online trước đây, giờ đây bên cạnh dịch vụ website và quản lý hàng hoá thông minh cùng những công cụ chạy quảng cáo tự động trên Google và Facebook, việc bán hàng của bạn sẽ trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn rất nhiều.

Có thể bạn quan tâm >>> TIẾT LỘ cách lựa chọn nền tảng website thương mại điện tử để có thể BÁN HÀNG NGHÌN ĐƠN

0 0 votes
Article Rating
Share
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments