Tiếp tục Series “Hướng dẫn Nâng cao: Thiết kế Website thương mại điện tử hiệu quả, hãy cùng Blog Onshop tìm hiểu về 2 thành phần cuối cùng giúp website của bạn thuyết phục được khách mua hàng, Trang sản phẩm và Giỏ thanh toán. Chúng ta sẽ tập trung vào cách giúp tối ưu các yếu tố trải nghiệm cho người tiêu dùng khi đã đến Website của bạn để từ đó có thể tạo thiện cảm và dễ dàng thuyết phục họ mua hàng. Hãy cùng tìm hiểu thôi!
Xem Phần 1 – Đáp ứng Mục tiêu mua sắm của khách hàng tại đây
Xem Phần 2 – Trải nghiệm mua sắm dễ dàng tại đây
3. Các tiêu chí cần để sở hữu Trang sản phẩm hoàn hảo
Onshop có một cách nói ví von khá thú vị về việc thiết kế website thương mại điện tử. Nó giống như việc bạn chơi bóng rổ vậy. Sau khi thực hiện các bước dẫn bóng, mục tiêu cuối cùng là ném vào rổ và ghi điểm.
Các bài viết trước trong Series “Hướng dẫn nâng cao” này, ta đã cùng nhau tìm hiểu cách dẫn dắt khách hàng tới vị trí cuối cùng; và giờ đã đến lúc ta tìm hiểu cách đưa khách vào “rổ” mua hàng với một trang sản phẩm hoàn hảo.
Trang sản phẩm sẽ là thao tác quyết định việc bạn sẽ ghi điểm và thu về đơn hàng hay khách hàng kết thúc hành trình mua sắm tại đây và chuyển cơ hội sang cho Website đối thủ.
Vậy như thế nào là một trang sản phẩm hoàn hảo? – Điều này phụ thuộc nhiều vào nội dung của trang bán:
- Một trang với nội dung tốt sẽ giống như một nhân viên bán hàng hiểu biết, một người bạn thân thiết và đưa ra những lời tư vấn đáng tin cậy, thuyết phục.
- Còn nội dung kém thì sẽ chỉ cố gắng nhồi sản phẩm vào tâm trí khách hàng và không tạo ra cảm giác kết nối giữa con người với con người. Tất nhiên, hệ quả là nhiều khách hàng rời đi hơn là ở lại.
Tóm lại, hiểu đơn giản, nếu nội dung bạn cung cấp trên trang sản phẩm của mình hữu ích, nó sẽ thúc đẩy doanh số bán hàng của bạn.
Vậy cụ thể, làm thế nào để có nội dung trang sản phẩm tốt nhất, hãy cùng Onshop tìm hiểu nhé!
3.1 Thế nào là nội dung hữu ích thúc đẩy doanh số bán hàng?

Nội dung chính là tiêu chí đầu tiên để thiết kế Website Thương mại điện tử hiệu quả.
Với mục đích đem lại sự dễ dàng cho việc thu thập thông tin và mua sắm của khách hàng cũng như hướng đến xây dựng sự tin tưởng đối với doanh nghiệp của bạn, thì website cần sở hữu các thông tin nội dung “hữu ích”.
Nội dung có thể bao gồm: Thông tin liên hệ, Giới thiệu công ty, Mô tả sản phẩm, Giá cả, Thông báo, Các thông tin sự kiện, Hình ảnh, Video trực quan đẹp mắt,…
Nó cho phép họ so sánh lợi ích giữa các dòng sản phẩm và giữa các thương hiệu và tự tin lựa chọn sản phẩm phù hợp với mình (cụ thể đã được đề cập trong Phần 2).
Tóm tắt lại thì một mô tả rõ ràng về những khác biệt trong hiệu suất, tính năng và đặc điểm giữa các sản phẩm cộng thêm nội dung video thú vị cùng đánh giá của người dùng sẽ giúp khách hàng so sánh phân loại sản phẩm của bạn dễ dàng hơn nhiều.
Nội dung như vậy cho phép khách hàng tìm thấy thứ gì đó mà họ cảm thấy tự tin khi mua trực tiếp từ website của thương hiệu.
Mọi người sẽ không mua hàng của bạn nếu họ không thể xem nhanh tất cả thông tin họ đang tìm kiếm. Thành công trong bán hàng trực tuyến là cung cấp đúng và đủ loại thông tin sản phẩm cho phép khách hàng “tự thuyết phục” mình mua sản phẩm của bạn.
3.2 Bảng danh sách những yếu tố giúp nâng cao chất lượng nội dung
Để giúp bạn có thể đề ra những phương hướng sửa đổi phù hợp, Onshop có tổng hợp lại danh sách kiểm tra sau đây, một khung tiêu chí toàn diện để đánh giá và tối ưu lại Website của bạn.
3.2.1 Mô tả sản phẩm
- Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu để nói về tính năng sản phẩm, tránh sử dụng biệt ngữ/chuyên môn hay các tiếng lóng;
- Cung cấp thông số kỹ thuật cơ bản cho từng sản phẩm (đảm bảo các chỉ số và mô tả là duy nhất cho mỗi sản phẩm), đặc biệt là những mặt hàng cùng dòng, để người dùng có thể dễ dàng so sánh lẫn nhau;
- Tuy nhiên, hãy tập trung nhiều hơn vào việc mô tả lợi ích mang lại thay vì tính năng đơn thuần của sản phẩm.
(Giải thích: Bạn vẫn nên nói về tính năng để thể hiện bạn là chuyên gia trong lĩnh vực này của bạn, tuy nhiên chỉ nên dừng ở 1 vài điều cơ bản. Sau đó hãy tập trung vào trả lời câu hỏi: Tính năng này mang lại lợi ích thế nào cho người dùng?
Hầu hết các khách hàng đều là dân không chuyên để hiểu rõ: tính năng như thế này thì mang lại lợi ích gì cho họ. Vì vậy, nếu bạn nói rõ về lợi ích thì họ sẽ thấy hữu ích và dễ ra quyết định mua sắm hơn nhiều;
Ví dụ: Khi mua Smartphone, hầu hết khách hàng sẽ chẳng quan tâm hay biết rõ về những thông số như pin này 3000mah, RAM 4gb, dung lượng 16Gb hay 32Gb… mà họ chỉ quan tâm điện thoại dùng bao lâu phải sạc, lướt web mượt không, có hỗ trợ chơi Game,…)
- Xây dựng câu chuyện với trọng tâm là sản phẩm;
(Giải thích: Hãy biến Website thành 1 người bạn tin cậy của khách hàng. Cách tốt nhất là xây dựng một câu chuyện xoay quanh vấn đề của khách hàng.
Trong đó, hãy đưa sản phẩm của bạn vào như một giải pháp tuyệt vời giúp họ vượt qua khó khăn)
- Thể hiện rõ sự khác biệt của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh;
- Giải thích sản phẩm tốt nhất, phù hợp nhất với mục đích gì;
- Giải thích sự khác biệt giữa các sản phẩm thuộc cùng một ngành hàng;
- Sử dụng Đọc thêm… để có các mô tả sản phẩm dài hơn
3.2.2 Hình ảnh
- Hình chụp sản phẩm từ nhiều góc với độ phân giải cao
- Ảnh cận cảnh các chi tiết nổi bật
- Hình ảnh sản phẩm được sử dụng ở trong thực tế

3.2.3 Video
- Cận cảnh hình ảnh sản phẩm;
- Làm nổi bật các lợi ích sản phẩm độc đáo, giải thích các lựa chọn trong một dòng sản phẩm;
- Lồng ghép lời thuyết minh hướng dẫn người mua xác định kích thước, sản phẩm phù hợp nhất với họ;
- Chỉ cho mọi người cách mặc và sử dụng sản phẩm;
- Video về sản phẩm đang sử dụng và phong cách sống;
Những hình ảnh và Video càng bắt mắt, sát với nhu cầu thực của khách hàng, bạn sẽ càng dễ dàng kích thích mong muốn sở hữu của họ đối với sản phẩm; và gia tăng khả năng mua hàng.
3.2.4 Kích thước & Lựa chọn phù hợp
Đây là một trong những yếu tố giúp bạn cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng và giúp họ dễ dàng đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với bản thân mình.
Dưới đây là một vài yếu tố mà các chủ website có thể cân nhắc để đưa vào:
- Biểu đồ kích cỡ chi tiết, chính xác và tính năng thay đổi kích thước dựa trên nhu cầu
- Ảnh và video về những người sử dụng sản phẩm
- Những gợi ý giúp khách hàng lựa chọn: Kích thước thay đổi sẽ cung cấp thêm khả năng gì (ví dụ như giày – kích thước nhỏ hơn sẽ bám tốn hơn, rộng thì thoải mái hơn)? Sản phẩm nào nên chọn khi muốn thoải mái, hay khi muốn dùng cho hoạt động thể thao,…?
- Sản phẩm này có những tính năng nổi bật gì? (ổn định, nhỏ gọn,…)
3.2.5 Giá cả & Trạng thái khả dụng
- Luôn hiển thị giá cả, ngay cả khi bạn bán với mức Giá bán lẻ khuyến nghị của nhà sản xuất (MSRP).
Bởi người tiêu dùng thường sẽ ngập ngừng hơn trước những thông tin không chắc chắn, đặc biệt là về mức giá của sản phẩm;
- Thời gian vận chuyển & giao hàng dự kiến:
Cung cấp giao hàng miễn phí nếu có thể và hiển thị ưu đãi này một cách nổi bật
(Có thể bạn đã biết: Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự ưa thích của người tiêu dùng đối với Giao hàng Miễn phí)
- Nếu sản phẩm không có trong kho, hãy hướng khách hàng đến cửa hàng
Nếu website thông báo hết sản phẩm, bạn có thể thiết kế website để đưa ra những gợi ý liên quan và có thể tương đương với sản phẩm họ đang tìm kiếm.
Hoặc tuyệt vời nhất là hãy giới thiệu họ đến với cửa hàng của mình. Và nhớ đính kèm cùng với 1 khuyến mãi giảm giá nho nhỏ, gọi là bù đắp, để thuyết phục họ đến trực tiếp cửa hàng.
(Có thể bạn chưa biết: Theo nghiên cứu, 95% khách hàng tìm kiếm cửa hàng (đặc biệt là trên các thiết bị di động) nếu nhận được gợi ý phù hợp, sẽ ghé thăm và hoàn tất việc mua sắm tại cửa hàng)
3.2.6 Người dùng đánh giá

Theo The Good, 90% quyết định mua sắm Online bị ảnh hưởng bởi các đánh giá trực tuyến.Và một đánh giá hiệu quả của người dùng bao gồm:
- Xếp hạng sao:
Đánh giá tổng thể
Đánh giá về từng tính năng của sản phẩm
- Mô tả về người đánh giá
Trình độ: Độ tuổi; Nghề nghiệp; Hoạt động yêu thích;…
- Giải thích về cách sản phẩm được ứng dụng vào cuộc sống và công việc của họ
- Mô tả về ưu và nhược điểm mà họ thấy thích, không thích
Lưu ý: Đừng quá lạm dụng đánh giá ảo mà hãy khuyến khích khách hàng gửi lại đánh giá sau khi sử dụng để bạn có thể xây dựng giá trị thương hiệu cũng như một cộng đồng khách hàng vững mạnh.
3.2.7 Yếu tố khác
- Cung cấp đầy đủ thông tin bảo hành;
- Kết nối với Mạng xã hội: Đừng quá ám ảnh với các nút chia sẻ trên mạng xã hội. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc xây dựng nội dung xuất sắc và tự khắc, nội dung đó sẽ được chia sẻ;
- Giao diện dễ dùng và tương thích với nhiều thiết bị:
Một Website Thương mại điện tử chuyên nghiệp sẽ được thiết kế một cách đẹp mắt, tối giản khi bạn đã xác định được một chủ đề thông suốt (Hãy cùng quay lại Phần 1 để tìm hiểu về tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu đề ra nhé) .
Giống như việc quản lý thông tin trên Website của bạn, đừng cố gắng pha trộn nhiều chủ đề vì chắc chắn nó sẽ tạo ra ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý người dùng khi giao diện trở nên rối mắt, lộn xộn, và kém chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó, khi lựa chọn chủ đề để thiết kế website thương mại điện tử hiệu quả, hãy ưu tiên độ tương thích của nó với các thiết bị khác nhau như Smartphone, Ipad,…
Điều này sẽ đảm bảo khách hàng có thể truy cập vào website mọi lúc mọi nơi, mà vẫn đạt được chất lượng trải nghiệm tốt nhất.
Lưu ý: dù bạn có thiết kế website tương thích với nhiều thiết bị đi chăng nữa thì vẫn phải đáp ứng các yếu tố chủ chốt gồm hình ảnh, nội dung, quy trình kiểm tra và nút kêu gọi hành động, (CTA – call to action).
4. 4 cách tăng hiệu quả chốt đơn của tính năng Giỏ hàng và Thanh toán
Theo nghiên cứu của Shopify, tỷ lệ từ bỏ của các xe hàng, dù chúng có đầy ắp sản phẩm đi nữa, là 67,45%. Đơn giản hơn, hãy tưởng tượng nếu cứ 10 xe hàng ở cửa hàng tạp hóa thì có 6 xe bị bỏ rơi khi đang chờ xếp hàng thanh toán.
Đây có thể coi là một “khủng hoảng” thực sự đối với hoạt động thương mại điện tử của bất cứ doanh nghiệp nào.
Nếu nhìn lại các hoạt động kinh doanh truyền thông, hiện tượng này thường không xảy ra tại các cửa hàng thực. Và đáng lẽ, điều này cũng không nên xảy ra với các cửa hàng trực tuyến.
Nếu bạn đang gặp phải vấn đề tương tự thì tốt nhất nên giải quyết vấn đề này trong thời gian sớm nhất có thể.
Hãy tối thiểu số bước khách hàng cần thực hiện để hoàn thành việc mua hàng. Và cụ thể như thế nào, hãy cùng tìm hiểu 4 phương pháp sau đây nhé
4.1 Đăng ký thông tin (không nên) quá khó để làm
Bạn cần hiểu rằng, mua sắm truyền thống, người mua hàng thường phải bỏ ra nhiều công sức để di chuyển tới các địa điểm mua sắm, và di chuyển qua lại các gian hàng… nên họ sẽ ít có khả năng từ bỏ việc mua hàng hơn.
Ở đây, động lực để buộc họ phải hoàn thành thanh toán là mong muốn không bị rơi vào cảm giác “phí công vô ích”, hay tiếc nuối thời gian và công sức bỏ ra.
Còn với mua sắm Online, khách hàng có thể dễ dàng chuyển từ cửa hàng này sang cửa hàng khác mà chẳng tốn quá nhiều công sức. Cũng bởi vậy, họ không có quá nhiều động lực ép buộc họ phải hoàn thành việc thanh toán kể cả khi giỏ hàng chất đầy.

Vì vậy, để thiết kế Website thương mại điện tử thực sự hiệu quả, và cải thiện doanh số bán hàng, bạn buộc phải chú ý và cải thiện quy trình thanh toán.
Trang web có thể chứa đầy nội dung xuất sắc; nhưng nếu bước cuối cùng này không tốt, bạn vẫn hoàn toàn có thể mất đơn hàng.
Vậy, xây dựng Trang thanh toán thế nào?
Từ kinh nghiệm xây dựng Website cho hơn 34.000+ khách hàng của Onshop, biểu mẫu càng có nhiều trường, tỷ lệ chuyển đổi của biểu mẫu càng thấp. Và cứ mỗi hai trường được xóa đi, có thể cải thiện tỷ lệ chuyển đổi ở bước cuối lên 20%.
Những thông tin cơ bản nhất bạn cần có cho 1 đơn hàng: Họ và Tên; Số điện thoại; Địa chỉ giao hàng; Nhập mã giảm giá (nếu có),…
4.2 Quy trình thanh toán liền mạch
Nếu việc mua sắm quá trúc trắc và nhiều rào cản, thì chắc chắn khách hàng của bạn sẽ kết thúc mua hàng, hoặc mua hàng nhưng sau đó không bao giờ quay trở lại.
Và nếu bạn cần một gợi ý để bắt đầu cải thiện quy trình thanh toán trang web của mình, hãy bắt đầu từ đây:
- Ưu tiên những khách đã thanh toán
Cung cấp cho khách hàng một Tùy chọn Đăng ký Tài khoản Website để nhận nhưng ưu đãi đi kèm
Bạn có thể cài đặt Pop-up gợi ý họ Đăng ký tài khoản ngay sau khi hoàn thành thanh toán.
- Lưu giữ thông tin do người dùng nhập
Cài đặt Cookies để có thể áp dụng tính năng điền trước thông tin khi khách hàng quay lại bất kỳ lúc nào (tiết kiệm thời gian và công sức của họ – trải nghiệm tích cực).
Xây dựng hệ thống giúp ngăn chặn việc thông tin khách vừa nhập bị xóa sau khi làm mới trang, hoặc lỗi điều hướng
- Sử dụng địa chỉ thanh toán làm địa chỉ giao hàng mặc định;
- Biểu thị rõ ràng các trường bắt buộc so với các trường tùy chọn;
- Cung cấp tên các trường một cách rành mạch;
- Hiển thị lỗi, đi kèm với văn bản mô tả để giúp khách hàng sửa lỗi nhanh chóng;
- Sắp xếp các trường biểu mẫu theo chiều dọc tuyến tính;
- Đưa ra lời kêu gọi hành động rõ ràng (ở trang giỏ hàng);
Tập trung hoàn toàn vào quy trình thanh toán, loại bỏ các lời kêu gọi hành động khác không thúc đẩy khách hàng trong suốt quá trình,
Ví dụ: “Có một phần quà tuyệt vời đang chờ bạn khi hoàn thành thanh toán đó”, “Đừng quên hoàn thành thanh toán để sớm nhận những sản phẩm xinh xắn từ cửa hàng nha”,…
- Cung cấp thông tin liên hệ Dịch vụ Chăm sóc khách hàng ở vị trí nổi bật trong suốt quá trình thanh toán
- Cung cấp thông tin chính sách bảo hành và đổi trả
- Cập nhật rõ tiến trình thanh toán của khách hàng thành từng bước theo tiến độ.
Ví dụ:
Tóm tắt đơn hàng
Thông tin vận chuyển
Thông tin thanh toán (Đảm bảo tất cả thuế và chi phí vận chuyển được tính toán chính xác)
Xác nhận đơn hàng
Cung cấp nhiều tùy chọn thanh toán
4.3 Theo dõi sau khi mua hàng
Mọi khách hàng đều muốn biết rằng đơn đặt hàng của họ đang diễn ra như thế nào và dự kiến khi nào sản phẩm của họ đến nơi.
Bạn có thể xây dựng 1 trang theo dõi hoặc hệ thống Email thông báo về quá trình vận chuyển giống như hình thức sử dụng bởi các Sàn TMĐT như Tiki, Shopee, Sendo…hay các Ứng dụng giao đồ ăn như Now, Grab,…)
Đây sẽ tạo thêm cho bạn một điểm tiếp xúc với khách hàng thuận tiện, nơi bạn có thể giới thiệu thêm các sản phẩm khác, cung cấp đăng ký nhận bản tin…
Để cung cấp thông tin cho khách hàng của bạn mà không làm họ choáng ngợp, chúng tôi đề xuất 1 cấu trúc thông tin sau:
- Xác nhận tài khoản (nếu được tạo);
- Thông báo về sản phẩm mới nhập (thường xảy ra trong TH sản phẩm hết hàng vào thời điểm khách muốn mua);
- Xác nhận mua hàng;
- Xác nhận chuyển hàng;
- Hướng dẫn lắp đặt và sử dụng sau khi sản phẩm đến;
- Dịch vụ hỗ trợ kiểm tra sản phẩm trong 1-2 tuần đầu;
4.4 Thanh toán đa dạng
Ngày nay, chúng ta có đa dạng các loại hình thanh toán, từ tiền mặt (COD) chuyển khoản qua thẻ ngân hàng; mã QR; ví điện tử;…
Tính đa dạng trong hình thức thanh toán cũng chính là ưu điểm của các website thương mại điện tử vì nó tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để cả người mua và người bán đạt được mục đích của mình.

5. Không ngừng cải thiện
Web và cách chúng ta tương tác với nó thay đổi cùng với công nghệ. Vì vậy, hãy luôn theo dõi và tìm cách nâng cấp Website của mình để hiệu quả bán hàng luôn ở mức tối ưu.
Để làm được điều này, Onshop nghĩ rằng bạn nên không ngừng tìm tòi và cập nhật thêm những thông tin, kiến thức về công nghệ, website và các kỹ thuật kinh doanh thương mại điện tử.
Bên cạnh đó, hãy trân trọng đánh giá của khách hàng đối với doanh nghiệp vì đây cũng chính là nguồn tham khảo quý giá để giúp bạn gia tăng chất lượng Website đúng hướng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng.
Họ thích nội dung nào, tính năng ra sao, giao diện thế nào, cách họ tương tác, những thứ họ đang tìm kiếm, các trang mà họ rời đi… Sử dụng từng chút một dữ liệu này sẽ giúp bạn ngày càng có thể cải thiện trải nghiệm mua sắm kỹ thuật số của người tiêu dùng.
Vậy là bạn và Onshop đã cùng nhau hoàn thành Series Hướng dẫn nâng cao: Xây dựng Website thương mại điện tử hiệu quả rồi. Hi vọng những kiến thức trong chuỗi bài viết này đã giúp bạn có thêm những ý tưởng mới để hoàn thiện Website của riêng mình. Các con số bán hàng chắc chắn sẽ phản ánh nỗ lực mà bạn bỏ ra. Và đừng quên tiếp tục theo dõi Blog Onshop để có thêm những thông tin, kiến thức bổ ích khác về thiết kế Website thương mại điện tử cũng như Kinh doanh Online nói chung nhé!