Nếu muốn bắt đầu hay thúc đẩy doanh thu bán hàng Online, các chủ cửa hàng chắc chắn sẽ cần tới công cụ tạo Website thương mại điện tử tuyệt vời. Hiểu được điều này, Blog Onshop đã đi tìm hiểu 6 nền tảng tạo website được đánh giá tốt nhất hiện nay trong việc giúp bạn tạo một cửa hàng trực tuyến. Hãy cùng lướt qua 1 vòng những yếu tố như tính năng hàng đầu, giá cả, trường hợp sử dụng,… để xem xét và lựa chọn đâu là công cụ cuối cùng phù hợp nhất với bạn nhé.
Top 6 công cụ xây dựng trang web thương mại điện tử tốt nhất
Trước đây, chuyên mục Kinh doanh Online đã từng có 1 bài viết về 5 công cụ tạo website nói chung. Nhưng lần này, hãy cùng đi sâu hơn vào một loại hình website cụ thể, website thương mại điện tử. Dưới đây là 6 công cụ tạo website Thương mại điện tử tốt nhất hiện nay mà các chủ shop cũng nên tham khảo:
- Zyro — Công cụ làm Web thương mại điện tử tốt cho người mới bắt đầu
- Squarespace — Sở hữu kho giao diện mẫu chất lượng cao
- BigCommerce — Nền tảng khởi tạo website lớn nhất cho bán hàng đa kênh
- Shopify — Công cụ xây dựng website thương mại điện tử có thể tùy chỉnh đa dạng
- Square Online — Nền tảng phù hợp để tích hợp Website với cửa hàng truyền thống
- Onshop — Tạo Website chất lượng cao với Giá cả phù hợp cho doanh nghiệp Việt
1. Zyro – Công cụ làm Website thương mại điện tử tốt cho người mới bắt đầu
Zyro cung cấp trải nghiệm rất thân thiện với người mới bắt đầu. Không chỉ có giao diện hoàn toàn phù hợp cho người dùng mới, nó còn có giá cả phải chăng.
Bằng cách sử dụng các công cụ kéo và thả, bạn có thể định hình giao diện của trang web theo cách mình muốn và theo dõi được các thay đổi ngay khi chỉnh sửa (Khác với website code tay). Trên thực tế, bạn sẽ có thể thiết lập và chạy trang web của mình rất nhanh chóng.
Zyro cung cấp nhiều mẫu Giao diện ứng với 9 danh mục khác nhau (Thương mại điện tử, Dịch vụ, Chụp ảnh, Nhà hàng, Portfolio, Sự kiện,…) — vì vậy bạn có thể chọn một giao diện hoàn hảo cho doanh nghiệp của mình và nhu cầu khởi tạo website.
Điều giúp Zyro trở nên đặc biệt là các công cụ hỗ trợ kinh doanh sử dụng AI (Trí tuệ nhân tạo) mạnh mẽ. Những công cụ này tận dụng trí tuệ nhân tạo và máy học để giúp bạn tạo bản sắc thương hiệu của mình bằng cách sử dụng:
- Công cụ gợi ý tên doanh nghiệp;
- Công cụ tạo khẩu hiệu, slogan;
- Thiết kế logo;
- Trình khởi tạo nội dung;
Trình khởi tạo nội dung AI sẽ đưa ra lời khuyên và gợi ý về cách viết nội dung sao cho website của bạn trở nên thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm. Điều này sẽ giúp đỡ những chủ cửa hàng mới làm quen với việc viết lách trên Internet hoặc bất kỳ ai có thể hơi lo lắng về lựa chọn từ của họ.
Các gói chi phí hiện tại của Zyro như sau:
- Cơ bản – $1.30/tháng (360.000 VND/năm);
- Mở rộng – $1.79/tháng (505.000 VND/năm);
- Thương mại điện tử – $8,99/tháng (2.500.000 VND/năm);
- Thương mại điện tử mở rộng – $13,99/tháng (3.850.000 VND/năm);
Như vậy, nếu bạn thực sự muốn tối đa hiệu quả của website Thương mại Điện tử của mình với Zyro, thì gói chi phí trả hàng năm tối thiểu là 2.500.000 VND. Gói Website này sẽ cung cấp bộ nhớ, băng thông không giới hạn, cùng với tên miền miễn phí, khả năng chấp nhận thanh toán trực tuyến và các chức năng thương mại điện tử cơ bản.
Nhìn chung, dù Zyro tương đối tiện lợi cho người mới bắt đầu nhưng với doanh nghiệp Việt, đặc biệt là các đơn vị vừa và nhỏ, chi phí phải bỏ ra để duy trì website Thương mại điện tự với Zyro vẫn tương đối cao.
2. Squarespace – Sở hữu kho giao diện mẫu chất lượng cao
Đây là một trong những nền tảng trang web thương mại điện tử phổ biến nhất trên thế giới.
Một phần là vì so với Zyro và hầu hết các công cụ tạo website hiện nay, các gói dịch vụ của Squarespace đều tích hợp sẵn chức năng hỗ trợ thương mại điện tử. Tuy nhiên, lý do chính khiến hầu hết mọi người yêu thích Squarespace là vì các giao diện mẫu được thiết kế đẹp và bắt mặt.
Đáng chú ý, nền tảng này có các mẫu giao diện từng đoạt giải thưởng được thiết kế riêng cho các cửa hàng trực tuyến. Dù bạn đang bán sản phẩm, dịch vụ, đăng ký hay hàng hóa kỹ thuật số, Squarespace đều có thể cung cấp giải pháp phù hợp với nhu cầu của bạn.
Và 1 ưu điểm của Squarespace là việc tích hợp sẵn các công cụ SEO, viết blog, phân tích và bất kỳ thứ gì khác mà bạn cần để làm cho cửa hàng trực tuyến của mình thành công. Chưa kể, còn hàng trăm ứng dụng có thể được tích hợp sẵn trong Squarespace.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn cài đặt ứng dụng của bên thứ ba (không do Squarespace phát triển) thì bạn sẽ phải tốn công liên hệ với nhà phát triển ứng dụng đó để nhận được hỗ trợ.
Tóm lại, dù là một chuyên gia dày dạn kinh nghiệm trong thiết kế website cho tới một người mới bắt đầu và muốn có một trang web tuyệt vời ngay từ đầu thì Squarespace vẫn luôn là 1 lựa chọn tốt để khơi tạo 1 website Thương mại điện tử hiện đại và hấp dẫn về mặt hình ảnh. NHƯNG, đó là khi bạn có nguồn vốn đầu tư tương đối lớn. Bởi lẽ, chi phí để đăng ký dịch vụ của Squarespace tương đối đắt đỏ.
3 trong 4 gói dịch vụ sau (trừ gói Cá nhân) tích hợp đầy đủ các tính năng thương mại điện tử:
- Cá nhân – $12/tháng (~3.000.000 VND/năm);
- Kinh doanh – $18/tháng (~4.980.000 VND/năm);
- Thương mại cơ bản – $26/tháng (~7.200.000 VND/năm);
- Thương mại nâng cao – $40/tháng (~11.000.000 VND/năm);
Chất lượng tương đương với chi phí, nên không quá ngạc nhiên khi squarespace có mức giá khá “chát” như vậy để có thể duy trì.
3. BigCommerce – Nền tảng khởi tạo website lớn nhất cho bán hàng đa kênh
BigCommerce là một trong những nền tảng tạo Website Thương mại điện tử uy tín và lớn nhất hiện nay.
Công cụ này được phát triển nhằm phục vụ cho mục tiêu bán hàng đa kênh. Vì vậy, hầu hết các gói khởi tạo website hiện tại của Big Commerce đều đi kèm với khả năng bán hàng trên Facebook, Instagram, Pinterest, Google Shopping, eBay, Amazon và POS.
Vì vậy, đối với những người muốn thúc đẩy doanh số bán hàng đa kênh, BigCommerce nên là 1 trong những lựa chọn ở đầu danh sách.
Bản thân trình tạo trang web của nền tảng này rất trực quan; tích hợp vào công cụ kéo – thả giúp người dùng có thể tạo và chỉnh sửa trang web dễ dàng.
BigCommerce được tích hợp rất nhiều tính năng cần thiết ngay khi được bàn giao lại cho chủ shop. So với các nền tảng khác trong danh sách này, đây có lẽ là nền tảng với các tính năng phong phú nhất mà bạn tìm thấy.
Tất cả các cửa hàng BigCommerce đều được hưởng lợi từ bảo mật cấp doanh nghiệp và tỷ lệ thời gian hoạt động cao. Bạn cũng sẽ nhận được hỗ trợ khách hàng 24/7 qua điện thoại, trò chuyện trực tiếp và email.
Tuy nhiên cũng vì vậy mà những người mới bắt đầu không nên sử dụng BigCommerce, vì quá nhiều tính năng thường đi kèm với sự phức tạp.
Đồng thời, nền tảng này được thiết kế để giúp các trang web thương mại điện tử mở rộng quy mô một cách nhanh chóng. Vì vậy, nếu bạn chưa quen và không sử dụng được hết các tính năng của công cụ này thì chẳng khác gì bạn đang phải trả thêm tiền cho các tính năng không sử dụng.
Và đây là bảng giá khá “gây sốc” và “dễ làm nản lòng” doanh nghiệp vừa và nhỏ của BigCommerce:
- Tiêu chuẩn – $29,95/tháng (~8.100.000 VND/năm)
- Mở rộng – $79,95/tháng (~22.140.000 VND/năm)
- Chuyên nghiệp – $249,95/tháng (~69.180.000 VND/năm)
4. Shopify – Công cụ xây dựng website thương mại điện tử có thể tùy chỉnh đa dạng
Shopify là một trong những nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay; với hơn 70 chủ đề miễn phí và cao cấp cho người dùng tha hồ lựa chọn để bắt đầu 1 website bán hàng trực tuyến của riêng mình. Mỗi chủ đề có các cài đặt cho phép bạn tùy chỉnh mọi thứ theo ý thích của mình.
Ngoài ra, nhiều chủ cửa hàng yêu thích Shopify vì sự “đơn giản” nếu so sánh với “sự phức tạp” của BigCommerce.
Ví dụ như việc tích hợp thêm các ứng dụng, thay vì chủ shop phải tốn sức làm việc với 1 bên thứ 3 để tích hợp thêm các tính năng mong muốn, Shopify cho phép chủ cửa hàng có thể nhanh chóng thêm các tính năng vào “shop online” của mình bằng cách truy cập ngay vào Cửa hàng ứng dụng Shopify.
Trong cửa hàng ứng dụng này, Shopify cung cấp gần như đầy đủ các tính năng cần thiết cho 1 website bán hàng Online như dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7 qua điện thoại, email, livechat,…
Hiện tại, tất cả các gói khởi tạo website của Shopify đều đi kèm với dịch vụ lưu trữ dữ liệu Web, băng thông không giới hạn và mạng phân phối nội dung để có hiệu suất tối ưu. Và dưới đây là tổng quan về các gói và giá của Shopify:
- Cơ bản – $ 29/tháng (~8.000.000 VND/năm)
- Mở rộng – $ 79/tháng (~21.800.000 VND/năm)
- Nâng cao – $ 299/tháng (~82.900.000 VND/năm)
5. Square Online – Nền tảng phù hợp để tích hợp Website với cửa hàng truyền thống
Square vốn được biết đến nhiều nhất với phần mềm quản lý bán hàng tại cửa hàng (POS) tiện lợi và nhanh chóng. Tuy nhiên, nền tảng này cũng đang phát triển dịch vụ tạo website thương mại điện tử tuyệt vời. Đặc biệt là nếu bạn mong muốn một Website tích hợp với hệ thống POS tại cửa hàng của mình.
Với Square, bạn có thể chấp nhận thanh toán bằng tất cả các thẻ tín dụng chính, đồng bộ hóa với Square POS hiện có và tối ưu hóa hiệu quả quảng cáo của cửa hàng.
Ngoài ra, nhờ hệ thống tích hợp Website và cửa hàng, bạn cũng sẽ xây dựng được cho mình cơ sở dữ liệu tập trung cho việc bán hàng.
Bạn sẽ không còn phải nhập doanh số bán hàng của mình trong ngày, tuần hoặc tháng theo cách thủ công vào cơ sở dữ liệu riêng biệt vì tất cả đều là một hệ thống. Với các công cụ phân tích và báo cáo của họ, bạn sẽ có thể xem xét sâu hơn các chỉ số đằng sau doanh số bán hàng của mình và cải thiện chúng.
Square cũng rất linh hoạt trong cách bạn kết nối với khách hàng, cho phép bạn bán hàng qua Instagram, trên trang web của bạn hoặc nhận và giao hàng tại địa phương.
Tuy nhiên, điểm yếu của Square so với các lựa chọn khác trong danh sách này nằm ở việc nền tảng này thu phí trên mỗi giao dịch của cửa hàng Online (Cả phiên bản miễn phí hay thu phí). Nói cách khác là chủ cửa hàng và doanh nghiệp sẽ phải chấp nhận chia 1 phần hoa hồng cho Square khi tạo website thương mại điện tử với công cụ này.
Chi phí các gói hoàn chỉnh của Square như sau:
- Miễn phí: Chủ shop phải chi thêm 2,9% lợi nhuận của mặt hàng cho mỗi giao dịch
- Chuyên nghiệp: Phí duy trì $12/tháng (~3.360.000 VND/năm) và trả thêm 2,9% lợi nhuận cho mỗi giao dịch
- Hiệu suất: $26/tháng (~7.200.000 VND/năm) và trả thêm 2,9% lợi nhuận cho mỗi giao dịch
- Phí bảo hiểm: $72/tháng (~19.900.000 VND/năm) và trả thêm 2,6% lợi nhuận cho mỗi giao dịch
6. Onshop – Nền tảng tạo Website Thương mại Điện tử Made in Vietnam chuẩn quốc tế
Công cụ cuối cùng là Onshop Website, sản phẩm được phát triển bởi Novaon Group.
Đây là nền tảng “Made in Vietnam” duy nhất trong danh sách này và được đánh giá là thân thiện nhất với người dùng, các cửa hàng và doanh nghiệp Việt Nam (các công cụ phía trên đều là sản phẩm nước ngoài và sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh).
Giống với các lựa chọn trong danh sách, Onshop Website cung cấp đầu ra là 1 sản phẩm website thương mại điện tử hoàn chỉnh, được tinh chỉnh theo yêu cầu của từng khách hàng.
Với kho 200+ giao diện bắt mắt và bộ công cụ tùy chỉnh website dễ sử dụng, chủ cửa hàng cũng hoàn toàn tự mình chỉnh sửa mà không tốn quá nhiều thời gian tự mày mò, nhanh chóng tối ưu hiệu quả thu đơn hàng của trang web.
Onshop, với công nghệ Điện toán đám mây, còn giúp bạn đồng bộ sản phẩm từ các sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada,…) về website và ngược lai; hay giữa Website và cửa hàng, website và mạng xã hội. Từ đó, giúp việc quản lý sản phẩm, đơn hàng của bạn trên các kênh online dễ dàng và chính xác hơn.
Ngoài ra, Onshop Website sở hữu kho ứng dụng hữu ích cho bán hàng online, giúp tối ưu hệ thống Chăm sóc khách hàng của website với các tính năng như Live Chat 24/7, Đặt – Giao hàng tự động,…
Bên cạnh đó, nền tảng xây dựng website này còn cung cấp công cụ “Quản lý tự động thông minh” giúp giải quyết các rắc rối khi phải theo dõi và báo cáo rất nhiều công việc từ chạy quảng cáo đến nhận đơn và vận chuyển,… Qua đó, việc bán hàng của bạn sẽ trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn rất nhiều.
Điểm đặc biệt trong dịch vụ của Onshop là trong quá trình sử dụng, chủ cửa hàng sẽ hoàn toàn yên tâm vì luôn có 1 đội ngũ tư vấn viên giàu kinh nghiệm và nắm rõ thị trường thương mại Việt Nam luôn đồng hành, hỗ trợ và đưa ra lời khuyên liên quan tới thiết kế website cũng như phát triển kinh doanh online.
Và điểm nổi bật nhất của Onshop Website so với mặt bằng chung của các nền tảng trên chính là chi phí khởi tạo và duy trì.
Thay vì tốn tối thiểu 3 triệu tiền phí duy trì hàng năm cùng phí hoa hồng trên mỗi đơn hàng như các nền tảng trên, thì các gói tạo website thương mại điện tử của Onshop đều chỉ cần chi trả trong 1 lần duy nhất với mức giá phải chăng (6-8 triệu), thậm chí là thấp hơn so với các nền tảng tạo website hiện có tại thị trường Việt Nam (12-15 triệu VND).
Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể tham khảo tại đây.
Dùng thử Onshop Website miễn phí
Trên đây là review và đánh giá của Onshop về 6 phần mềm nổi bật nhất hiện nay giúp bạn làm một website chuyên phục vụ cho công việc kinh doanh trực tuyến của bạn. Hi vọng bạn đã có thêm những thông tin cần thiết để tự mình đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với cửa hàng và doanh nghiệp của mình. Tất nhiên, bên cạnh sở hữu 1 công cụ hữu hiệu quả, các chủ cửa hàng và doanh nghiệp cũng nên tiếp thu thêm những kiến thức về duy trì website, cũng như cách tối ưu trang web sao cho đạt được hiệu quả tăng trưởngtốt nhất. Vì vậy, đừng quên tiếp tục đón đọc các bài viết mới nhất về khởi tạo website thương mại điện tử cũng như các mẹo kinh doanh nói chung trên Blog Onshop nhé!