Trong thời kỳ mà lượng gian hàng trên Shopee cứ tăng chóng mặt, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, một hệ thống từ khóa bán hàng trên shopee chính là lá “3 bích” tạo lợi thế cho các chủ shop để có thể sớm tiếp cận tới người mua hàng và “giành” được số lượng đơn nhiều nhất có thể. Tuy nhiên, xác định được từ khóa tốt, có lượng tìm kiếm lớn, chưa bao giờ là dễ dàng, ngay cả với các shop đã lăn lộn trên Shopee từ lâu. Do vậy, Onshop đã tổng hợp 5 cách đơn giản nhưng chắc chắn sẽ rất đang thử để các chủ shop có thể xác định được từ khóa bán hàng trên Shopee 1 cách hiệu quả và chính xác nhất.
1. “Nghiên cứu từ khóa” là gì?
Nghiên cứu từ khóa là một quy trình quan trọng của SEO (Search Engine Optimization – Tối ưu hóa Công cụ Tìm kiếm) vì nó sẽ giúp nội dung trở nên dễ tìm kiếm hơn và hiển thị tới người dùng sớm hơn.
Và để bạn hình dung rõ hơn về tầm quan trọng của SEO và tứ khóa, Onshop sẽ lấy ví dụ trường hợp của Google – công cụ tra cứu lớn nhất hiện nay
Cụ thể, theo Backlinko:
- Tại trang đầu tiên của Google, việc tăng một hạng trên kết quả tìm kiếm có thể giúp tăng lượng truy cập vào website của bạn tới 30.8%;
- “Kinh khủng” hơn, chỉ 0.78% lượng người tìm kiếm trên Google nhấp vào kết quả ở trang thứ 2.
Đến đây, Onshop chắc hẳn là giờ bạn đã cảm nhận rõ tầm quan trọng của việc phát triển từ khóa rồi đúng không?
Điều này cũng đúng với trường hợp của công cụ tìm kiếm của Shopee (dù không giống Google 100%).

Trở lại với từ khóa, quá trình nghiên cứu và tìm tòi này còn giúp bạn trả lời các câu hỏi sau:
- Khách hàng tiềm năng của tôi đang quan tâm đến điều gì?
- Có bao nhiêu người đang quan tâm, tìm kiếm mặt hàng giống như này?
- Mọi người muốn xem thông tin này ở dạng nào?
Với những người mới bắt đầu thì Onshop có chia ra 3 loại từ khóa bạn có thể sử dụng để phân biệt (vẫn còn những cách phân chia từ khóa khác cụ thể hơn nhé).
3 loại này được phân chia dựa theo độ dài của chúng và độ khó để nâng hạng trên trang tìm kiếm:
-
Từ khóa “đầu” / Từ khóa ngắn
Đây là những từ khóa dễ nghĩ và áp dụng nhất. Từ khóa đầu thường có dạng một từ có nghĩa.
Ví dụ: giày, chìa khóa, điện thoại, áo sơ mi, …
Vì những từ khóa này thường có nghĩa rộng, bao quát nên độ khó để tăng hạng cũng cực kỳ cao vì sẽ có vô vàn đối thủ cạnh tranh (thậm chí là từ những ngành hàng không giống với shop của bạn).
Do đó, với hầu hết các shop vừa và nhỏ, Onshop nghĩ rằng các từ khóa thuộc loại này chắc chắn không phải là lựa chọn tốt nhất cho bạn.
-
Từ khóa “cơ thể” / Từ khóa trung bình
Những từ khóa này có dạng từ 2 đến 3 cụm từ. Những từ khóa này cụ thể hơn rất nhiều so với các từ khóa chính.
Ví dụ: miễn phí vận chuyển; khuyến mãi máy tính xách tay; giày đi học…
Lượng tìm kiếm của các từ khóa cơ thể là khá tốt (với khoảng 2,000+ tìm kiếm mỗi tháng trên Shopee).
Cùng vì cụ thể hơn, từ khóa thuộc loại này cũng có ít cửa hàng cạnh tranh nhau hơn trên trang tìm kiếm. Do đó, đây sẽ là một lựa chọn tốt hơn cho quá trình Nghiên cứu từ khóa của bạn.
-
Từ khóa “đuôi dài” / Từ khóa dài
Nhóm này bao gồm các cụm từ thực sự chi tiết với 4 hoặc nhiều cụm từ hơn. Và thường là các tìm kiếm về những mặt hàng sản phẩm cụ thể.
Ví dụ: Lenovo ThinkPad X1 Carbon Ultrabook, Iphone XR 64GB, Nồi cơm điện Sunhouse Hà Nội,…
Cũng vì vậy, từ khóa đuôi dài có lượng tìm kiếm thấp hơn so với từ khóa đầu và thân. Nhưng, cũng có ít đối thủ cạnh tranh hơn cả.
Do đó, đây là loại từ khóa dễ đưa bạn lên top xếp hạng tìm kiếm nhất trong cả 3 loại; dẫu việc tìm và áp dụng những từ khóa này sẽ dễ hơn nhiều.
—
Đến đây các bạn có lẽ sẽ thắc mắc, từ khóa quan trọng nhưng là đối với website thì đúng hơn vì nó hướng đến mục tiêu tăng lượng truy cập; còn bán hàng trên Shopee thì cần tăng đơn hàng mà?
Điều đó đúng nhưng hãy nghĩ xem: Nếu khách hàng không nhìn thấy cửa hàng của bạn, thì làm sao họ nghĩ tới việc họ sẽ mua sản phẩm? (trừ khi sản phẩm của bạn ai cũng biết tới như coca cola hay iphone)
Tất nhiên, Onshop cũng hiểu dẫu các bạn cũng đã có một hình dung cơ bản về từ khóa, nhưng chỉ như thế này thì sao đủ “độ” để thuyết phục được các chủ shop hành động.
Do đó, hãy tìm hiểu rõ hơn về tầm quan trọng mà việc xây dựng hệ thống từ khóa bán hàng mang lại cho từng gian hàng trên Shopee ngay tại phần sau nhé.
2. Tại sao người bán hàng nên nghiên cứu từ khóa bán hàng trên Shopee?
Dưới đây là 4 lý do chi tiết tại sao người bán Lazada và Shopee nên thực hiện việc xây dựng hệ thống từ khóa của mình ngay lập tức:
- Bối cảnh tất yếu
- Tìm ra những từ khóa để đưa vào danh sách sản phẩm của bạn
- Xác định khối lượng tìm kiếm gần đúng của các từ khóa nhất định
- Để xếp hạng sản phẩm của bạn tốt hơn trong kết quả tìm kiếm của Lazada hoặc Shopee >>> Tăng khả năng hiển thị và bán sản phẩm
2.1 Điều kiện bắt buộc đề kinh doanh thương mại điện tử
Mua sắm trực tuyến giờ đã trở thành một trong những hoạt động trực tuyến phổ biến nhất.

Ngay từ 2014, Statistica thậm chí dự đoán doanh số thương mại điện tử sẽ tăng lên 4,500 tỷ vào năm 2021.
Và “cơn gió bất ngờ” mang tên Covid-19 thậm chí còn đẩy nhanh xu hướng này hơn bao giờ hết, cuốn nhiều người vào “cuộc chiến” kinh doanh này.
Tất nhiên, Shopee, sàn thương mại điện tử (TMĐT) lớn nhất Đông Nam Á, không nằm ngoài xu hướng này. Do đó, đừng bất ngờ khi bạn có hằng hà sa số các đối thủ cạnh tranh.
Công việc của bạn giờ không chỉ đơn thuần là bán hàng nữa , mà còn phải giải quyết được bài toán liệu cửa hàng của bạn có “được khách hàng nhìn thấy hay không?”
Vì một khách hàng hiện nay phải đối mặt với hàng trăm, hàng vạn cửa hàng; và chẳng ai đủ kiên nhẫn xem hết mọi cửa hàng đâu, họ sẽ chỉ dừng lại ở vài trang đầu.
Điều này có nghĩa gian hàng càng ở gần đầu thì bạn càng có cơ hội được nhiều khách hàng biết đến.
Vậy làm sao để có thể được hiển thị ở trên top?
Bạn có thể 2 cách để làm điều đó, 1 cách tự nhiên – 1 cách là trả tiền:
- Thứ nhất, bạn có thể trả tiền để chạy quảng cáo, đẩy gian hàng của bạn lên; nhưng bạn có chắc mình sẽ đủ vốn cạnh tranh lâu dài – đủ kinh nghiệm để quảng cáo luôn hiệu quả hơn đối thủ? – Hãy cân nhắc điều đó nhé.
- Thứ 2, hoàn toàn miễn phí, đó là việc sử dụng Từ khóa.
2.2 Nghiên cứu từ khóa giúp bạn biết nên sử dụng những từ khóa nào trong mô tả sản phẩm
Một yếu tố cơ bản của marketing trong xác định đối tượng mục tiêu là xác định những “từ khóa” (keyword) mà khách hàng thường sử dụng (hay yêu thích) để đưa vào nội dung truyền thông.
Như vậy, marketer vừa có thể tiếp cận , vừa có thể gây dựng sự quý mến trong khách hàng đối với sản phẩm và shop vì cả 2 đều có “điểm chung”.

Việc nghiên cứu từ khóa của các chủ shop cũng tương tự như vậy. Bạn nên xen lẫn các từ khóa mà khách hàng của bạn thường hay sử dụng và có khả năng tra cứu trên các công cụ tìm kiếm.
Việc sử dụng các từ khóa trong danh sách sản phẩm của bạn cũng cho phép bạn viết một mô tả mạch lạc hơn và các tính năng được viết theo cách kỹ thuật hơn.
Đồng thời bằng cách sử dụng các từ khóa, bạn đang sử dụng các thuật ngữ mà khách hàng của bạn quen thuộc nhất; qua đó, tạo dựng được niềm tin với khách hàng và tăng tỷ lệ chốt đơn thành công
2.3 Dự đoán được lượng khách hàng gần đúng và Phát huy tối đa hiệu quả quảng cáo
Thông qua theo dõi thống kê lượng tra cứu của một từ khóa cụ thể, bạn có thể dự đoán gần chính xác về lưu lượng truy cập hoặc số đơn hàng mà bạn có thể thu về.
Và việc sử dụng các từ khóa có lượng tìm kiếm cao là chiến lược chính để thúc đẩy doanh số bán hàng và khả năng hiển thị.
Bạn hoàn toàn có thể nâng cao hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo bằng việc chèn các từ khóa đắt giá. Và việc không sử dụng từ khóa nào có số lượng tìm kiếm nhiều, bạn chỉ đang vung tiền qua cửa sổ.
2.4 Xếp hạng sản phẩm tốt hơn trong Shopee
Thông thường, càng nhiều lần nhấp, mua và thích với các sản phẩm trên Shopee, sản phẩm của bạn càng được đánh giá cao và được ưu tiên hiển thị lên đầu.
Tuy nhiên, chờ đợi lượng tương tác với các sản phẩm của bạn (dù tốt đến đâu) tăng lên không phải là một chiến lược khả thi khi bạn mới bắt đầu mở gian hàng hay đăng tải 1 sản phẩm mới đâu.
Vì chắc chắn sẽ có hàng trăm gian hàng khác được lập trước đó sở hữu vô số lượt yêu thích rồi và sản phẩm mới toanh của bạn không thể cạnh tranh được với họ.

Khi đó, hãy nhớ tới một câu ngạn ngữ kinh doanh “có lẽ” lâu đời nhất mọi thời đại, nôm na là “Đừng chờ đợi một khách hàng đến với bạn, hãy đi đến khách hàng”
Trong trường hợp của các doanh nghiệp thương mại điện tử, hãy thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo khả năng hiển thị và khả năng tìm kiếm sản phẩm của bạn trước khi bạn có thể thực sự sống dựa vào tương tác.
Và bằng cách thêm nghiên cứu từ khóa vào phương trình, bạn có thể đưa vấn đề vào tay của chính bạn.
3. 5 cách để xác định từ khóa bán hàng trên Shopee
3.1 Cách 1: Sử dụng công cụ tìm kiếm Google Search để xác định từ khóa bán hàng trên Shopee
Là trang tìm kiếm có lượng người dùng lớn nhất trên thế giới, nên nếu bạn cần tìm kiếm bất kỳ thứ gì, kể cả từ khóa, hãy lên Google.
Theo thống kê, 80-90% những người mua hàng trên Shopee sẽ có xu hướng tìm kiếm trên Google trước tiên khi họ có nhu cầu mua sắm.
Vậy bạn sẽ tìm từ khóa với Google như thế nào?
Bạn chỉ cần gõ từ khóa từ khóa về sản phẩm mà bạn đang kinh doanh lên thanh tìm kiếm, Google sẽ tự động gợi ý ra 1 vài các từ khóa dạng “trung bình”, “dài” khác ở ngay phía dưới hoặc ở mục “Các tìm kiếm liên quan đến (từ khóa bạn điền)”.


Hãy lập 1 bảng Excel và lưu các từ khóa này lại nhé. Mới vậy thôi là bạn đã có rất nhiều từ khóa tương tự rồi.
Nhưng đừng dừng lại ở đó. Sau khi có được thêm các từ khóa, bạn hãy tiếp tục dùng chính các từ khóa vừa được gợi ý để tìm kiếm thêm. Google sẽ lại tiếp tục cho ra thêm các từ khóa liên quan.
Và bạn cứ tiếp tục tìm kiếm theo vòng lặp như vậy cho tới khi Google không đưa ra từ khóa nào mới ngoài các từ bạn đã thống kế được rồi.
Cuối cùng, bạn sẽ có 1 hệ thống “từ khóa” rất dày và bao quát về sản phẩm của mình.
Cách làm nay là thông dụng nhất, dành cho mọi cả người mới lần “già dơ” trong kinh doanh Online.
Khi tìm kiếm bạn cũng có thể học hỏi được rất nhiều từ khóa và định hình trong tâm trí bạn 1 cái nhìn tổng quan nhất về sản phẩm mà bạn đang bán. Đồng thời, theo dõi cả cách đối thủ của mình làm SEO nữa.
3.2 Cách 2: Sử dụng công cụ tìm kiếm từ khóa
Có rất nhiều công cụ tìm kiếm từ khóa hiện nay trên thị trường, từ trả phí đến mất phí. Hôm nay, Onshop sẽ giới thiệu cho bạn công cụ: keywordtool.io
Với phiên bản Miễn phí của công cụ này, bạn cũng có thể biết được những thông số cơ bản. Tuy nhiên, nếu nâng cấp bản Pro thì bạn sẽ biết được những thông số cụ thể như Search Volume (tổng lượng tìm kiếm) và các chỉ số khác như Trend (Mức độ tìm kiếm), CPC (Giá thầu đề nghị) và Competition (Mức độ cạnh tranh).


Ngoài ra, Onshop có tổng hợp lại một số công cụ nghiên cứu từ khóa, các bạn có thể bỏ thêm thời gian để tự mình tìm hiểu nhé!
-
Các công cụ nghiên cứu từ khóa
Adwords keyword planner: Miễn phí
Bing keyword tool: Miễn phí
Keywordtool.io: Miễn phí
Ubersuggest: Miễn phí
Wordstream: Miễn phí, một số tính năng có trả phí
Worldtracker: Trả phí, có dùng thử
Keyword Toaster: Miễn phí
Merges word: Miễn phí
-
Công cụ theo dõi thứ hạng từ khóa
SEO PowerSuite – Rank Tracker: Miễn phí, một số tính năng có trả phí
SEO SERP Workbench: Miễn phí
SERPS.com Rank Checker: Miễn phí, một số tính năng có trả phí, có dùng thử
Rank Watch: có dùng thử
Pro rank tracker: trả phí
Rank Ranger: có dùng thử
-
Các app trên di động
Pro Rank Tracker (dùng cho cả Android và IOS): Trả phí
Rank Ranger (dùng cho cả Android và IOS): Có dùng thử
SEO WATCHER (dùng cho Android): Miễn phí, một số tính năng có trả phí
SERP MOJO (dùng cho Android): miễn phí Công cụ SEO tổng hợp:
MOZ: Trả phí
Searchmetrics: Trả phí
BrightEdge: Trả phí
Dragonmetrics: Trả phí
SEO Powersuite: Miễn phí, một số tính năng có trả phí
Scrape Box: Trả phí
-
Công cụ theo dõi SEO Trending
MozCast: Miễn phí
Algoroo: Miễn phí
-
Một số công cụ hỗ trợ SEO khác
SEOQuake: Miễn phí >>> Đây là một Extension (Tiện ích) trên trình duyệt Web Chrome hoặc Cốc Cốc, cung cấp cho bạn thông tin cần thiết và chi tiết về SEO của một website một cách nhanh chóng.
SEO Tool for Excel: Miễn phí, một số tính năng có trả phí >>> Giúp bạn lấy mọi thông tin cần thiết về SEO mà không cần phải rời khỏi Excel
CopyScape: Trả phí >>> Giúp phát hiện xem có website nào có đang copy bài viết từ website của bạn hay không hoặc để xem bài viết mà bạn sắp đưa lên website có bị trùng với bài viết ở đâu không:
Robots.txt Checker: Miễn phí
3.3 Cách 3: Tìm top các sản phẩm được tìm kiếm nhiều nhất trên Shopee
Shopee hàng tháng đều sẽ có những thống kế và đánh giá chất lượng từ ra các sản phẩm có lượt bán nhiều nhất theo mỗi ngành hàng cụ thể. Và đây cũng là những sản phẩm có lượng tìm kiếm cao nhất.

Việc cần làm của chúng ta là vào ứng dụng của Shopee, theo dõi ngành hàng của mình đang kinh doanh và tìm kiếm các gian hàng bán chạy nhất.
Sau đó, xem các sản phẩm đó để kiểm tra xem từ khóa đối thủ sử dụng. Đồng thời, bạn có thể học hỏi cách viết tiêu đề, cách đặt từ khóa.
Qua phương pháp này, bạn còn có thể tự rút ra kinh nghiệm và bài học cho mình để có thể bán hàng thành công nhấn trên Shopee.
3.4 Cách 4: Sử dụng thanh tìm kiếm và gợi ý của Shopee
Giống Google, khi bạn gõ 1 từ khóa trên thanh tìm kiếm của Shopee, cũng sẽ có 1 loạt các gợi ý từ khóa được hiển thị xuống phía dưới – và đây cũng là các từ khóa người mua hay tìm kiếm nhất.

Do vậy công việc của bạn cần làm là chịu khó ngồi gõ để list ra các từ khóa hay được tìm kiếm nhất và lựa chọn lại.
Và tương tự với cách 1, bạn cũng nên tạo ra 1 file thống kê danh sách các từ khóa chuyên dùng để bán hàng trên Shopee.
Đây là cách làm thủ công nhưng khá chính xác, chỉ cần mất chút thời gian chắc chắn bạn tìm được các “từ khóa hot” mà chúng ta cần.
3.5 Cách 5: Tìm kiếm từ khóa bán hàng trên Shopee bằng công cụ gợi ý từ khóa tại kênh Người bán
Với 4 cách trên, bạn xác định được các từ khóa cũng như nhóm từ khóa chính mà mình có thể sử dụng để làm SEO cơ bản cho các bài viết sản phẩm trên Shopee của mình rồi.
Còn cách thứ 5 sau đây thì sẽ hỗ trợ bạn trong việc tăng hiệu quả của các bài quảng cáo trên Shopee.

Trước hết, các bạn truy cập vào mục Thêm từ khóa để có thể bổ sung từ khóa vào quảng cáo của mình.
Khi nhập từ khóa vào thanh tìm kiếm, hệ thống của Shopee sẽ tự động kiểm tra ngay cho bạn tỷ lệ tìm kiếm từ khóa trong 30 ngày cùng với giá thầu tham khảo.
Công việc của bạn cần làm là thêm ngay từ khóa đó vào quảng cáo.
Chú ý: Giá thầu tham khảo ở Shopee chỉ mang tính chất gợi ý, không có 1 công thức cụ thể nào xác định giá thầu cả, bạn cứ để mặc định 700đ cho 1 lượt click, sau đó theo dõi tiến triển và chỉnh sửa lại giá cá cho phù hợp.
Ngoài ra để đấu thầu từ khóa hiệu quả, bạn cần định hình được các loại từ khóa thường sử dụng trên Shopee như từ khóa có dấu, không dấu, thương hiệu, ngành hàng,… để có thể thêm đầy đủ từ khóa cho chiến dịch của mình shop nhé.
Cứ mỗi ngày thêm 1 từ thì chẳng bao lâu nữa chiến dịch của bạn sẽ phủ mọi từ khóa, dần để hướng tới mục tiêu lên top với mọi thứ khách hàng tìm kiếm.
Trên đây là những gợi ý về các cách nghiên cứu từ khóa mà Onshop đã tổng hợp cho nhà bán hàng trên sàn thương mại điện tử. Hy vọng những chủ shop có thể nhanh chóng tăng trưởng doanh thu bán hàng của mình sau khi đã làm quen và làm chủ được quy trình SEO các từ khóa bán hàng trên Shopee. Và đừng quên tiếp tục theo dõi Blog Onshop để có thêm nhiều kiến thức Kinh doanh Online bổ ích hơn nữa nhé!