Hiện nay, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trở nên nóng hơn bao giờ hết. Vậy nên ý tưởng kinh doanh rau sạch được coi là ý tưởng độc đáo và hiệu quả. Sau đây Onshop sẽ gợi ý cho bạn những kinh nghiệm cần thiết để thành công khi triển khai ý tưởng kinh doanh rau sạch này.
1. Tại sao kinh doanh rau sạch lại trở thành xu hướng?
Hiện nay, tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội, nó không chỉ diễn ra ở các quốc gia đang phát triển, kém phát triển mà còn xảy ra ở cả những nước phát triển, có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến.
Ở Việt Nam, tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm trong cả nước nói chung và các khu vực đô thị nói riêng trong thời gian qua đang tạo nhiều lo lắng cho người dân.
Vậy nên ý tưởng kinh doanh thực phẩm sạch không bao giờ hết “hot” trong giai đoạn hiện nay, cụ thể hơn đó là kinh doanh mặt hàng rau sạch.
Ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày tiêu thụ hàng ngàn tấn rau, nhưng lượng rau sạch để cung cấp cho hai thị trường này luôn không đủ, cung không đủ cầu.
Trên thực tế, hầu hết người tiêu dùng đang ăn phải các loại rau không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chính vì vậy, đây sẽ là cơ hội để các mô hình kinh doanh rau sạch phát triển và đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người kinh doanh.

2. Kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh rau sạch
2.1 Lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp
Địa điểm mở quán rau sạch là yếu tố quyết định đến việc kinh doanh của bạn có thành công hay không.
Kinh doanh rau sạch sẽ tốn nhiều chi phí hơn rau bày bán ngoài chợ, vậy nên giá rau sạch bao giờ cũng cao hơn.
Chính vì vậy bạn nên hướng đến đối tượng khách hàng có thu nhập khá và cao, từ đó lựa chọn những địa điểm kinh doanh phù hợp như: các tòa nhà chung cư, các khu đô thị…
Đây được coi là địa điểm kinh doanh hoàn hảo cho mô hình kinh doanh này.
2.2 Địa chỉ cung cấp rau sạch an toàn, đảm bảo chất lượng
Đây được coi là khâu quan trọng nhất trong kinh doanh rau sạch.
Nếu ở quê, bạn có thể trực tiếp xây dựng hệ thống sản xuất rau quả sạch. Nếu bạn không sống ở 1 vùng quê trồng rau sạch xanh mướt thì bạn phải tìm kiếm nguồn hàng kinh doanh cho mình.
Để giải quyết vấn đề này bạn cần tìm về những vùng quê, các nhà vườn cung cấp rau sạch, đặc biệt cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng bởi rất nhiều nơi vẫn sử dụng thuốc trừ sâu.
Để công việc làm ăn thực sự ổn định, bạn cần tạo mối quan hệ lâu dài và tin tưởng với từng nơi cung cấp hàng cũng như có nguồn hàng ổn định vì việc thiếu hàng là khó khăn thường gặp phải khi rau bị sâu bệnh, nghịch mùa…
Để người mua tin tưởng rau sạch, rau an toàn bạn cần có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hàng hóa, giấy kiểm tra chất lượng.
Phải tạo được sự tin tưởng cho khách hàng, để khách biết rau của mình sạch thực sự chứ không nhập rau củ quả từ chợ hay các vườn rau không đảm bảo.
Bên cạnh đó, nguồn rau sạch phải phong phú, nhiều loại rau củ quả để đáp ứng nhu cầu phong phú của nhiều khách hàng.

2.3 Cách bảo quản rau
Muốn bảo quản rau đúng quy chuẩn, bạn nên lựa chọn loại rau có chất lượng đầu vào tốt, tươi ngon, chỉ cần rau bị úa, sâu cũng là nguyên nhân khiến quá trình phân hủy nhanh hơn.
Dẫu bạn có dùng một chiếc tủ bảo quản rau cao cấp thì cũng khó có thể đem đến người tiêu dùng loại rau đảm bảo dinh dưỡng.
Khi bảo quản rau bạn nên chú ý không nên để độ mát quá sâu vì nó có thể làm cho các lá rau nhanh bị héo. Cách tốt nhất là bạn nên dùng giấy bóng hay màng bọc thực phẩm để bọc các loại rau vào.
Đặc biệt, trên bao bì bạn cần phải cung cấp những thông tin sau cho người tiêu dùng: Quy trình sản xuất rau, nơi sản xuất sản phẩm, cửa hàng bán, khối lượng rau.

2.4 Cách thức bán hàng
Với sự phát triển rất mạnh mẽ của thương mại điện tử hiện nay, cửa hàng kinh doanh rau sạch sẽ có nhiều hơn một hình thức bán hàng.
Ngoài việc mở cửa hàng kinh doanh rau sạch, bạn nên bán những sản phẩm rau sạch của mình trên các trang mạng xã hội như: Facbook, Website,…
Hiện nay, Onshop cung cấp rất nhiều các mẫu giao diện đẹp và phong phú cho Website để phục vụ nhu cầu bán hàng Online của khách hàng một cách hiệu quả nhất.

Trong quá trình bán hàng tại cửa hàng bạn cần lưu ý một số điểm sau để thu hút lượng khách hàng ngày một đông nhé:
- Tạo cho khách hàng vào mua rau cảm nhận được mọi thứ đều sạch, phục vụ nhiệt tình nhất. Xây dựng thông báo bảng giá rau, củ quả sạch thường xuyên và theo ngày.
- Hướng dẫn nhân viên nắm được các thông tin liên quan đến sản phẩm: hạn sử dụng, cách bảo quản rau củ quả sạch, cách chế biến (đối với những loại rau củ quả mới, đặc sản của vùng miền).
- Gây ấn tượng với khách hàng bằng các chương trình khuyến mãi, đặc biệt lưu ý đến việc cả hàng tồn tại cửa hàng vào cuối ngày. Luôn đảm bảo các quy định về đóng gói, nhãn mác khi khách hàng mua rau sạch tại cửa hàng.
2.5 Chiến lược quảng cáo rau sạch
Mặc dù rau sạch là một lĩnh vực kinh doanh khá mới mẻ trong những năm gần đây, nhưng sự cạnh tranh của mặt hàng này trên thị trường ngày càng gay gắt.
Để kinh doanh online rau sạch hiệu quả nhất, bạn không nên bỏ qua khâu quảng cáo sản phẩm.
Các kênh bạn nên chạy quảng cáo – marketing là: Social Media (Facebook, Zalo, Instagram…), Google Adwords, SEO.
Tổ chức các chương trình khuyến mãi, bán hàng theo combo, chương trình tặng thẻ mua hàng tích điểm, … để gia tăng lượng tương tác với khách hàng, cho khách hàng dùng thử sản phẩm để đánh giá chất lượng và tạo uy tín.
Nếu bạn có nông trại riêng, hãy tổ chức những chương trình thực tế để thu hút khách hàng và khẳng định thương hiệu như: Cho những khách hàng thân thiết đi tham quan vườn rau sạch, nơi mà cửa hàng thường nhập hàng.
Việc này sẽ tăng sự gắn bó và giúp khách hàng tin yêu cửa hàng của bạn hơn.

2.6 Cách quản lý một cửa hàng bán rau sạch
Để quản lý một cửa hàng kinh doanh rau sạch không phải là vấn đề dễ dàng.
Vậy nên, lời khuyên chân thành cho bạn khi bắt đầu mở cửa hàng kinh doanh rau sạch là sử dụng phần mềm quản lý bán hàng ngay từ đầu để không tốn thời gian, công sức, chi phí nhân lực cho việc quản lý bán hàng truyền thống.
Phần mềm quản lý bán hàng giúp bạn nắm rõ những thông tin cần thiết trong quá trình quản lý như:
- Thông tin về số lượng hàng hóa tồn kho.
- Số lượng đơn hàng bán ra mỗi ngày.
- Thông báo về hạn sử dụng của sản phẩm.
- Báo cáo thu chi, lãi lỗ mỗi ngày.
Ngoài ra, hệ thống cũng giúp bạn lưu lại thông tin khách hàng về tên tuổi, số điện thoại, địa chỉ, email, lịch sử mua hàng.
Từ đó, bạn hoàn toàn có thể nhận biết những khách hàng thân thiết , khách hàng tiềm năng, từ đó đưa ra những chương trình tri ân, khuyến mãi, kích thích nhu cầu mua sắm và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
3. Những khó khăn khi kinh doanh rau sạch
3.1 Nguồn hàng nhập vào
Khi kinh doanh rau sạch quan trọng nhất là phải kiếm được nguồn hàng đảm bảo “sạch” 100%.
Đây không chỉ là vấn đề uy tín mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng, thậm chí còn liên quan đến pháp luật.
Khi nhập hàng, giấy phép là một tiêu chí vô cùng quan trọng, rất nhiều người mới khởi nghiệp thường không biết phải dựa vào tiêu chuẩn giấy phép nào để xác định hàng hóa của đơn vị cung cấp “chuẩn sạch”.
Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm phải được cấp bởi Bộ nông nghiệp, bạn cần yêu cầu bên cung cấp đưa ra để minh chứng hàng của mình là đảm bảo sạch.

3.2 Sản lượng ít
Vì là thực phẩm sạch nên quy trình chăm sóc diễn ra rất nghiêm ngặt và tốn công sức nên thực phẩm sạch không có sản lượng nhiều như thực phẩm đại trà.
Thêm vào đó các cơ sở cung cấp thực phẩm sạch hiện nay không có nhiều tại nước ta trong khi đại lý phân phối quá nhiều dẫn đến tình trạng khan hàng hoặc ít đa dạng.
Vậy nên bạn cần phải chọn ít nhất hai bên cung cấp khác nhau, tránh trường hợp cung không đủ cầu.
3.3 Trang thiết bị tốn kém
Để thực phẩm luôn giữ được sự tươi ngon thì bạn buộc phải sử dụng các loại tủ bảo quản hiện đại, chỉ cần bất cứ trục trặc nào cũng có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
Tất nhiên những thiết bị này không hề rẻ, việc tốn kém vài trăm triệu để có một bộ máy móc hợp tiêu chuẩn là điều rất bình thường.
Giải pháp tốt nhất cho các nhà kinh doanh rau sạch là mua lại của những cửa hàng thanh lý, tuy nhiên bạn cần phải kiểm tra thật kĩ, tránh mang về tiền sửa cộng lại còn nhiều hơn tiền mua mới.

3.4 Khó bảo quản rau
Rau quả tươi là một loại nông sản tương đối khó bảo quản vì lượng nước trong rau quả cao (95%) là điều kiện tốt cho vi khuẩn hoạt động.
Mặt khác thành phần dinh dưỡng rau quả phong phú, có chứa nhiều loại đường, đạm, muối khoáng.
Kết cấu tổ chức tế bào của đa số loại rau quả lại lỏng lẻo, mềm xốp dễ bị xây xát, sứt mẻ, bẹp, nát nên vi sinh vật dễ xâm nhập.
3.5 Khách hàng dễ nghi ngờ chất lượng của sản phẩm
Ngày nay thông tin về thực phẩm bẩn tràn lan trên các phương tiện truyền thông, cho nên việc khách hàng nghi ngờ về chất lượng sản phẩm của bạn là điều tất nhiên và dễ hiểu.
Việc của bạn là làm thế nào để khách hàng tin tưởng rau củ quả mà bạn cung cấp cho họ là thực phẩm sạch tuyệt đối.
Vấn đề chính là phải xây dựng niềm tin, muốn vậy thì khâu tuyên truyền phải thật tốt.
Truyền miệng là cách marketing hiệu quả nhất mà bạn không thể bỏ qua, mọi người thường có xu hướng tin người thật việc thật hơn.
Nhưng nếu muốn hiệu quả lan truyền nhanh thì nên dựa vào mạng Internet, có rất nhiều phương thức Marketing Online cho bạn tham khảo.
Hãy tận dụng các trang mạng xã hội như: Facebook, Twitter, Instagram,…, các diễn đàn và đặc biệt là tự lập một Website bán hàng chuyên nghiệp.
Do đó, chần chừ gì mà không bắt tay vào xây dựng ngay một Website chuyên nghiệp cho cửa hàng của bạn. Hiện Onshop Website có 100+ mẫu trang web MIỄN PHÍ cho bạn thỏa thích lựa chọn rồi đó.
- Nâng cao hiệu quả bán hàng: Thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận, phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh.
- Gia tăng trải nghiệm khách hàng: Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi, tăng độ hài lòng của khách hàng.
- Quản lý bán hàng tập trung: Giúp bạn quản lý công việc kinh doanh hiệu quả và dễ dàng hơn.
- Tiết kiệm chi phí hoạt động: Tiết kiệm thời gian và chi phí, tập trung nhân lực phát triển kinh doanh.
Bước đầu kinh doanh rau sạch sẽ rất gian nan và khó khăn nhưng nếu bạn kiên trì và biết cách kinh doanh mặt hàng này thì Onshop chắc chắn rằng nó sẽ đem lại lợi nhuận khá cao cho bạn. Qua bài viết này, hi vọng bạn có đủ kinh nghiệm để thực hiện ý tưởng kinh doanh rau sạch một cách thành công nhất. Đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo về Ý tưởng kinh doanh trên Blog Onshop nhé!