Mẫu kế hoạch kinh doanh hoàn hảo để xây dựng chiến lược thu ngàn đơn [MIỄN PHÍ] 

Mẫu kế hoạch kinh doanh hoàn hảo để xây dựng chiến lược thu ngàn đơn [MIỄN PHÍ] 

Bài viết lần này đã tổng hợp 1 vài mẫu chiến lược phát triển công ty để xây dựng 1 mẫu kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh mà bạn có thể tham khảo và lưu về để áp dụng ngay cho cửa hàng và doanh nghiệp của mình. Bởi Onshop biết rằng dù việc lập kế hoạch là một nhiệm vụ cơ bản trong hoạt động kinh doanh nhưng hoàn thiện một bản kế hoạch hoàn chỉnh luôn tốn của bạn không ít thời gian và công sức, đồng thời còn khiến bạn chán nản, mệt mỏi.

Vì vậy, đừng chần chừ mà hãy bắt đầu ngay với bản kế hoạch kinh doanh online mẫu có sẵn. Và bạn có thể áp dụng 100% mẫu kế hoạch sau hoặc sử dụng chúng như 1 bản hướng dẫn để tìm hiểu về từng yếu tố cần thiết, cũng như cách chúng liên kết với nhau và tự thiết lập 1 bản kế hoạch của riêng mình. Thôi, không lâu la nữa, hãy cùng Blog Onshop bắt đầu nhé!

Để bạn có thể nắm bắt được hoàn chỉnh nhất về cấu trúc của một bản kế hoạch kinh doanh thì Onshop sẽ đưa bạn đi qua 3 giai đoạn sau:

  • Một vài lưu ý nhỏ về bố cục thiết kế của bản kế hoạch
  • Sau đó, chúng ta sẽ lướt qua các yếu tố cơ bản cần có cho 1 bản kế hoạch kinh doanh 
  • Và cuối cùng là những gì bạn quan tâm nhất, những mẫu kế hoạch có sẵn, và hoàn toàn miễn phí để bạn tự mình tải về;

1. Những lưu ý về bố cục của mẫu kế hoạch kinh doanh

Để có thể xây dựng và sử dụng một mẫu kế hoạch hiệu quả, có những điều cơ bản mà bất kỳ ai kinh doanh, gồm cả tôi và bạn, đều cần lưu ý.

Lưu ý khi xây dựng Mẫu kế hoạch kinh doanh
Sử dụng mẫu kế hoạch kinh doanh có sẵn sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều công sức và thời gian

Vì vậy, trước tiên hãy cùng lướt qua 2 điều chú ý cơ bản đối với 1 bản kế hoạch kinh doanh nhé. 

  • Về hình ảnh:

Dù chỉ là tài liệu nội bộ thôi nhưng cũng đừng vì thế mà làm qua loa phần hình ảnh của bản kế hoạch nha.

Mấu chốt ở đây chính là hãy đảm bảo cho bản kế hoạch của bạn trong trang trọng và chuyên nghiệp nhất có thể.

Điều này có nghĩa là phải có bố cục và phông chữ nhất quán trong toàn bộ tài liệu và không sử dụng các tiêu đề, đồ họa hoặc kiểu chữ gây mất tập trung. 

Tại sao lại phải như vậy?

Thứ nhất, điều quan trọng nhất khi sở hữu cho mình 1 bản kế hoạch đẹp đẽ là tạo động lực làm việc, phát triển cho chính bạn. Chẳng ai có thể nhìn một đống hỗn độn và cảm thấy thích thú được phải không?

Thứ hai, dù có là tài liệu nội bộ trong cửa hàng, nhưng chắc chắn vẫn có trường hợp bạn sẽ cần phải trình bày tài liệu của mình ra, như: bạn muốn mở rộng quy mô, đi kêu gọi vốn như Shark Tank; hay chỉ đơn thuần là mời bạn bè, hãy các nhà kinh doanh khác hợp tác,…

Lúc đó, nếu muốn họ nhìn vào và cảm thấy ngưỡng mộ, trầm trồ cũng như tin tưởng vào bạn thì 1 bản kế hoạch kinh doanh chất lượng chính là công cụ tuyệt vời nhất đó.

(Lưu ý: 

Nếu bạn không quá tự tin về gu thẩm mỹ của mình thì cũng đừng lo, phía cuối bài viết đã có mẫu xây dựng chiến lược kinh doanh chuyên nghiệp đang chờ bạn tải về đó.)

  • Về mặt nội dung 

Một kế hoạch kinh doanh được xem như là xương sống của toàn bộ hoạt động buôn bán của một cửa hàng doanh nghiệp. 

Vì vậy, chắc chắn bạn nên xây dựng nội dung ở cấp độ cao (thậm chí có thể ví như một đề án kinh doanh mẫu của các Tiến sĩ), chứ đừng làm như một bài viết sơ sài, vô thưởng vô phạt đăng tải trên các mạng xã hội.

Xương sống yếu ớt thì sao có thể kinh doanh hiệu quả được phải không nào?

Làm sao để có 1 khung xương vững vàng nhất, hãy cùng tìm hiểu ở phần thứ 2 này nha.

2. “Đề cương” mẫu kế hoạch kinh doanh – 10 yếu tố không thể thiếu; 

Nếu bạn đang muốn tự xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh mẫu của riêng mình thì Onshop đã soạn sẵn 1 dàn bài với đầy đủ các yếu tố cần thiết cho một bản kế hoạch mẫu hoàn chỉnh của bạn rồi đó. 10 yếu tố đó như sau:

2.1 Tóm tắt hoạt động vận hành

Bản tóm tắt hoạt động vận hành của bạn là phần đầu tiên quan trọng trong kế hoạch của bạn. 

Nó nên được thực hiện ngay tại bước đầu tiên, và xuất hiện ngay từ đầu trong bản kế hoạch, bởi đây sẽ là nơi những người khác sẽ quan tâm đầu tiên khi tìm hiểu về cửa hàng và hoạt động kinh doanh của bạn (Và nếu bạn ấp ủ đi kêu gọi vốn thì điều này càng đúng và quan trọng). 

Thông thường, nếu họ không hào hứng với những thông tin về hoạt động vận hành, hay ý tưởng kinh doanh của bạn, rất tiếc, nhưng 90% họ sẽ ngừng đọc. 

Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bản tóm tắt điều hành của bạn cung cấp một cái nhìn tổng quan nhanh chóng về những gì công ty của bạn làm và giải thích, với một giọng điệu hào hứng, lý do tại sao công ty của bạn sẽ thành công.

2.2 Phân tích Công ty

Sau khi đã hoàn tất việc tóm tắt cơ chế vận hành của cửa hàng, doanh nghiệp, “tiện tay” hãy chuyển qua ngay phần Phân tích Công ty của bạn nhé. 

Ở đó, bạn sẽ cung cấp một vài thông tin cơ bản về công ty của bạn để họ hiểu hơn.

Ví dụ:

  • Bạn đã thành lập khi nào? 
  • Bạn đã làm được gì cho đến nay? 
  • Những thế mạnh và tiềm năng của bạn?

2.3 Phân tích ngành/thị trường

Trong phần Phân tích ngành của kế hoạch kinh doanh, hãy cung cấp thông tin cơ bản về ngành mà bạn hoạt động. 

Tiến hành nghiên cứu thị trường để làm cho phần này trở nên cụ thể và hấp dẫn. 

Bạn có thể trả lời các câu hỏi như: 

  • Ngành của bạn lớn đến mức nào? 
  • Những xu hướng nào đang ảnh hưởng đến thị trường?

2.4 Phân tích khách hàng

Khách hàng là trung tâm của kinh doanh trong thời điểm hiện tại. Vì vậy cũng đừng quên 1 bản phân tích khách hàng mục tiêu của bạn.

Tại đây bạn sẽ lập hồ sơ về khách hàng mục tiêu của mình, với 1 vài câu hỏi như:

  • Họ thế nào? 
  • Có bao nhiêu người? 
  • Họ thích và không thích gì? 

Và kết quả đầu ra lý tưởng nhất của phần này là bạn có thể cung cấp hồ sơ nhân khẩu học và tâm lý học toàn diện của đối tượng mục tiêu. Đồng thời, cho biết sản phẩm và dịch vụ của công ty bạn phù hợp với nhu cầu của họ như thế nào.

2.5 Phân tích đối thủ cạnh tranh

Trong kinh doanh thì làm sao có thể thiếu các đối thủ cạnh tranh.

Trong phần này của kế hoạch kinh doanh, hãy ghi lại các đối thủ cạnh tranh chính của bạn. Giải thích điểm mạnh và điểm yếu của họ. Và vì sao bạn nổi bật hơn họ.

(Lưu ý: Nếu bạn đang muốn mở rộng quy mô kinh doanh, hãy nhớ rằng các nhà đầu tư, người cho vay,… đều hiểu bạn sẽ có những đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Và họ muốn cảm thấy tự tin rằng dù có những đối thủ kia, bạn vẫn có thể đạt được thành công lâu dài).

2.6 Kế hoạch tiếp thị – Marketing

Kế hoạch tiếp thị của bạn nên chủ yếu tập trung vào các phương pháp khuyến mại mà bạn sẽ sử dụng để thu hút khách hàng mới. 

  • Bạn sẽ truyền tải thông điệp gì đến khách hàng? Nó có phù hợp với họ?
  • Bạn sẽ sử dụng các kênh tiếp thị nào? Nó có tiếp cận được khách hàng mục tiêu không?
  • Bạn sẽ sử dụng phương pháp khuyến nào?

2.7 Kế hoạch hoạt động

Phần này của kế hoạch của bạn nên thảo luận về các hoạt động mà công ty của bạn phải thực hiện, cũng như các chiến lược của bạn để đạt được kết quả tối ưu nhất trong mỗi hoạt động. 

Bạn cũng phải vạch ra các mốc quan trọng dài hạn (6 tháng, 1 năm, 3 năm, 5 năm,…) mà công ty bạn có kế hoạch hoàn thành.

2.8 Đội ngũ quản lý

Trong phần Nhóm quản lý của bạn, hãy nêu chi tiết các thành viên chính trong nhóm của bạn. Ghi lại nền tảng của họ và kinh nghiệm trong quá khứ của họ khiến họ phù hợp như thế nào để thành công trong doanh nghiệp của bạn.

2.9 Kế hoạch tài chính

Tại đây, bạn sẽ đưa ra các lý thuyết được sử dụng trong việc xây dựng bản kế hoạch tài chính của mình và sau đó cung cấp các kết quả hàng đầu từ báo cáo thu nhập, bảng cân đối kế toán, cũng như dự báo dòng tiền của bạn. 

Nếu bạn đang tìm kiếm tài trợ, hãy ghi lại số tiền tài trợ mà bạn cần và cách sử dụng chính cho số tiền đó.

2.10 Phụ lục

Trong Phụ lục của bạn, bạn sẽ cung cấp thông tin hỗ trợ như thỏa thuận của nhân viên hoặc khách hàng, cách bố trí cửa hàng, v.v. Bạn cũng phải bao gồm báo cáo thu nhập 5 năm, bảng cân đối kế toán và dự báo dòng tiền đầy đủ của mình.

3. Mẫu kế hoạch kinh doanh miễn Free

Vậy là đã đến phần bạn chờ đợi nhất trong bài viết này rồi, dưới đây là 1 bảng kế hoạch kinh doanh mẫu hoàn chỉnh với đầy đủ các yếu tố trên mà Onshop đã tổng hợp lại. 

Bản xem trước mẫu kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh
Bản xem trước mẫu kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh

Hãy tải mẫu kế hoạch kinh doanh bán lẻ này về và áp dụng ngay vào xây dựng kế hoạch của bạn nhé.

Tải Mẫu kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh

Trong biểu mẫu kế hoạch kinh doanh này có đầy đủ các yếu tố đã đề cập ở phần 2 từ mẫu chiến lược kinh doanh và marketing, mẫu lập kế hoạch sản xuất, hoặc mẫu báo cáo kế hoạch kinh doanh, mẫu kế hoạch tài chính cho startup;…

Nếu thấy tài liệu này hay thì hãy chia sẻ cho cộng đồng kinh doanh nữa nhé.

Hi vọng rằng bằng cách làm theo phác thảo kế hoạch kinh doanh mẫu ở trên, bạn sẽ xây dựng được một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh của mình mà có thể thuyết phục và làm ấn tượng bất kỳ nhà kinh doanh. Ngoài ra, nếu bạn muốn sở hữu thêm các mẫu kế hoạch kinh doanh, và tài liệu bán hàng miễn phí khác thì hãy tiếp tục theo dõi Blog Onshop nhé!

Xem thêm:

Share