5 lý do khiến bạn thất bại trong kinh doanh online

5 lý do khiến bạn thất bại trong kinh doanh online

Kinh doanh online chưa bao giờ hết “hot” đặc biệt là 5 năm trở lại đây. Có người thành công kiếm hàng chục triệu thậm chí hàng trăm triệu mỗi tháng nhưng có những người chỉ lẹt đẹt vài đồng doanh thu. Đâu là sự khác biệt để tạo nên thành công? Muốn đi đến được thành công, đầu tiên bạn cần phải ngồi xuống và xem xét lại nguyên nhân thất bại của mình trong bán hàng online là ở đâu. Vậy cùng Onshop xem lý do khiến bạn mãi thất bại trong kinh doanh online nhé!

1. Không xác định được khách hàng mục tiêu

Không xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp dẫn đến tiếp cận khách hàng không hiệu quả. Không biết đối thủ của mình là ai, coi thường đối thủ, và cũng không biết tạo được sự khác biệt cho sản phẩm của mình.

Đầu tư kinh doanh là cả một chuỗi vấn đề kết hợp từ sản phẩm, giá cả, phân phối, chăm sóc khách hàng, vận chuyển… mà bạn cần phải nắm rõ nếu muốn phát triển lâu dài, chứ không phải là làm việc theo cảm hứng.

6 bí quyết giữ chân khách hàng trong kinh doanh online
Hướng dẫn kinh doanh trên Shopee (Phần 1)
Hướng dẫn kinh doanh trên Shopee (Phần 2)
Tổng hợp kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm online

2. Thất bại trong kinh doanh online vì chọn sai sản phẩm

Không phải sản phẩm nào cũng có thể mang lên fb vã ads vào để chốt đơn được.

Sản phẩm thông dụng: 1 mặt hàng mà cái chợ ngay gần nhà khách hàng bán đầy ra thì tại sao phải comment (bình luận) để lại số điện thoại, nghe tư vấn, chờ mấy ngày để giao hàng, bảo hành khó khăn….? Nên chọn những sản phẩm độc đáo, lạ mắt, có những tính năng mới…mà những sản phẩm thông thường không thể đáp ứng được. Khiến khách hàng kích thích đến mức đặt mua và sẵn sàng chờ, sẵn sàng chấp nhận rủi ro để được sở hữu những món hàng đó.

Cần phải chọn đúng sản phẩm kinh doanh

Sản phẩm lãi quá thấp: Khi mới bắt đầu bán hàng online, bạn chỉ đăng bài để bán, cảm thấy nhập 1 bán 1,2 là ổn rồi. Nhưng khi bạn chạy ads, rất nhiều chi phí kéo theo: nhân sự, ads, ship, hoàn, thuê nhà, điện nước, hàng hoá lỗi hàng tháng…..Nói chung là vô vàn thứ chi phí không thua kém gì kinh doanh truyền thống. Vậy thì 1 sản phẩm lãi quá thấp sẽ không đủ sức để cân hết tất cả các chi phí đó được. Nếu sp dưới 300.000Đ thì giá nhập hoặc chi phí sản xuất không nên quá 100.000Đ . Nghĩa là tối thiểu x3, nếu sản phẩm có giá trị cao hơn thì có thể điều chỉnh. Tất nhiên hãy lưu ý đến tiềm năng của sản phẩm.

Ví dụ sản phẩm nhập 100.000Đ nhưng nhu cầu rất cao, dễ bán vô cùng thì chi phí ads giảm xuống đồng nghĩa với việc bạn có thể cân đối lại giá bán.

Với những sản phẩm trên thì không nên chạy ads để chốt đơn trực tiếp, vì khả năng cao là lỗ. Mà hãy dùng Facebook như 1 kênh để xây dựng thương hiệu, xây dựng hệ thống đại lý, cộng tác viên bán hàng

3. Website thiếu tin tưởng

Website là nơi chứa tất cả thông tin của bạn, công ty, cửa hàng và sản phẩm dịch vụ. Xây dựng website coi như là xây dựng thương hiệu cho bạn. Shop (công ty) của bạn có uy tín như thế nào trên thực tế, nhưng với trang web, bạn không thể hiện được gì thì khách hàng cũng sẽ rời bỏ bạn.

Khách hàng sẽ nghĩ gì? Ngay cả khi chính bạn, bạn không làm được thì với họ, với khách hàng, bạn làm được gì? Liệu họ có tin tưởng bạn để mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn?

Có rất nhiều cách để tăng niềm tin từ phía khách hàng. Bạn sẽ tạo ra nội dung thấu hiểu được tâm lý khách hàng, và họ sẽ gắn kết với website của bạn hơn. Trên website hãy tạo ra sự tương tác, lắng nghe những phản hồi, ý kiến từ họ. Ví dụ: form đánh giá, góp ý kiến, hộp chát… từ đó xây dựng phát triển niềm tin với khách hàng để tăng sự trung thành của khách hàng tới thương hiệu của bạn.

4. Kém chuyên nghiệp với dịch vụ chăm sóc sóc khách hàng

Liệu bạn có đủ tự tin để khẳng định “Chẳng cần dịch vụ chăm sóc khách hàng, hệ thống kinh doanh của mình vẫn hoạt động tốt”? Onshop sẽ cho bạn một ví dụ nhé!

Phải xây dựng dịch vụ chăm sóc khách hàng thật tốt

Anh A và anh B có buôn cùng một mặt hàng sản phẩm với chất lượng và giá cả tương đồng nhau. Tại cùng một thời điểm bán, anh A chẳng làm gì ngoài việc chờ khách tới mua trong khi anh B có hẳn một dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp như: Số điện thoại trả lời thắc mắc, giảm giá ưu đãi khi mua hàng với số lượng lớn, quà tặng kèm theo, vận chuyển miễn phí… Nếu bạn là khách bạn sẽ chọn mua sản phẩm bên nào?

Chính vì vậy, dù sản phẩm của bạn có chất lượng cao hơn thì cũng đừng nên bỏ qua khâu dịch vụ chăm sóc khách hàng. Và nên nhớ, đừng đánh giá qua bề ngoài của họ. Khách hàng tiềm năng và trung thành sẽ làm bất cứ ai hài lòng với dịch vụ, sản phẩm mà bạn đã đưa ra.

5. Thiếu lòng nhiệt huyết

Ai cũng có sai lầm, nhưng sai lầm lớn nhất là họ không chịu cố gắng và thất bại sẽ sớm đến với những ai làm việc nửa vời. Bạn háo hức với kế hoạch kinh doanh online của mình, nhưng thực tế lại không cho bạn những kết quả như mong đợi, bạn làm nửa vời và nhanh chóng bỏ cuộc. Thiếu lòng nhiệt huyết là nguyên nhân tất yếu của thất bại.

Những thất bại trong kinh doanh online khiến nhiều người nản chí, nhưng sự thất bại của bạn chính là cơ hội thành công của người khác. Thay vì bỏ cuộc hãy bắt đầu hoặc bắt đầu lại từ một kế hoạch sáng tạo và khả thi, khắc phục những sai lầm của người khác để tìm đến thành công cho chính bạn.

3 2 votes
Article Rating
Share
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments