M-Commerce là gì? Từ A-Z tổng quan về Thương mại điện tử

M-Commerce là gì? Từ A-Z tổng quan về Thương mại điện tử

Theo báo cáo mới của WARC, vào năm 2025, khoảng 72,6% người dùng Internet trên thế giới sẽ truy cập Internet qua thiết bị di động (mobile), tương đương gần 3,7 tỷ người. Điều này sẽ tạo ra lợi thế rất lớn cho M-Commerce phát triển. Vậy M-Commerce là gì? Blog Onshop sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về M-Commerce là gì trong bài viết dưới đây. 

1. M-Commerce là gì?

M-Commerce Khái niệm M-Commerce (Mobile-Commerce) hay Thương mại di động, có thể được hiểu là việc cung cấp sản phẩm dịch vụ trực tiếp vào tay người tiêu dùng thông qua thiết bị công nghệ không dây.

Để dễ hình dung hơn thì Mobile Commerce được ví như là “một cửa hàng bán lẻ trong túi của khách hàng”. Về bản chất M-Commerce không khác gì E-Commerce (thương mại điện tử) khi các giao dịch vẫn được thực hiện giữa người mua và người bán. Sự khác nhau ở đây chính là sự gắn kết của chiếc điện thoại, các thiết bị công nghệ không dây với con người hiện nay đang tạo ra một tiềm năng rất lớn đối với thị trường M-Commerce.

m-commerce là gì?
M-Commerce đang có tiềm năng phát triển rất lớn

2. Một vài con số thống kê về M-Commerce 

Theo bản báo cáo Chỉ số TMĐT năm 2018, do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) thực hiện, cho thấy trong số các doanh nghiệp có trang web phiên bản di động (mobile web) hoặc ứng dụng di động (mobile apps), có:

  • 42% số doanh nghiệp đã cho phép người mua thực hiện toàn bộ quá trình mua sắm trên thiết bị di động
  • 29% có triển khai chương trình khuyến mãi dành riêng cho khách hàng sử dụng thiết bị di động để mua hàng hóa
  • 47% số doanh nghiệp nhận đơn đặt hàng qua ứng dụng bán hàng trên thiết bị di động.

3. Các hình thức M-Commerce phổ biến

  • Chuyển tiền qua di động.
  • Bán vé di động.
  • Voucher, mã giảm giá, khách hàng thân thiết.
  • Mua bán đa phương tiện qua di động.
  • Dịch vụ địa phương.
  • Dịch vụ thông tin.
  • Ngân hàng di động.
  • Đấu giá qua di động.
  • Thanh toán qua ứng dụng di động.

4. Những đặc điểm của M-Commerce

4.1 Tính an toàn

Các thiết bị di động luôn gắn liền với người sử dụng và có cài đặt các lớp bảo vệ như mật khẩu, vân tay,… do đó tăng tính bảo mật cho người dùng. Đồng thời số SIM cá nhân cho phép có thể xác định được danh tính người sử dụng với xác suất chính xác và mức độ an toàn cao hơn nhiều so với tài khoản trên mạng Internet.

4.2 Tính rộng khắp

Tính rộng khắp là ưu điểm chính của thương mại di động (M-commerce). Người dùng có thể sử dụng dịch vụ bất kỳ khi nào họ muốn mà không phụ thuộc vào vị trí của họ đang ở đâu, làm gì.

sử dụng M-Commerce không phụ thuộc vị trí
M-Commerce giúp người dùng có thể sử dụng mà không bị phụ thuộc vào vị trí

4.3 Khả năng tiếp cận

Cả người bán lẫn người mua đều có thể dễ dàng tiếp cận đối phương thông qua M-Commerce. Điều này mang lại cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong việc cố gắng tiếp cận khách hàng mục tiêu của mình.

4.4 Khả năng định vị

Khả năng định vị của thương mại di động (M-Commerce) khá tốt bởi chiếc điện thoại di động gần như là vật bất ly thân của mỗi người. Hơn nữa thói quen check-in tại mỗi nơi khách hàng ghé thăm cũng giúp cho các nhà cung cấp dịch vụ M-Commerce dễ dàng biết được khách hàng đang ở đâu để có những hoạt động tiếp cận phù hợp.

Ví dụ, khi biết được vị trí của người dùng, dịch vụ di động sẽ nhanh chóng thông báo cho họ biết những người bạn bè nào đang ở gần đó. Nó cũng sẽ giúp người dùng định vị một nhà hàng hay một máy rút tiền tự động gần nhất.

khả năng định vị của m-commerce
Khả năng định vị của M-Commerce tốt

4.5 Tính cá nhân hóa

Thương mại di động có tính cá nhân hóa rất cao. Bởi mỗi người sẽ sở hữu những thiết bị di động của riêng mình. Các ứng dụng di động sẽ có cơ hội truy cập vào các thông tin dữ liệu cá nhân khách hàng (nếu được cho phép). Từ đó biết được những thói quen, sở thích, các hoạt động của họ để cung cấp những dịch vụ phù hợp với từng cá nhân.

4.6 Tính phổ biến

Điện thoại di động đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Hầu như ai cũng sở hữu ít nhất một thiết bị di động cho riêng mình mà không bị giới hạn bởi bất kỳ yếu tố nào. Hơn nữa, mạng Internet đã có mặt ở hầu hết mọi nơi tạo điều kiện cho M-Commerce phát triển.

thiết bị di động tạo điều kiện cho M-Commerce phát triển
Các thiết bị di động trở nên phổ biến tạo điều kiện cho M-Commerce phát triển

4.7 Tính tiện lợi

M-Commerce rất thuận lợi cho người sử dụng bởi tính linh hoạt và sử dụng các thiết bị di động không dây. Không giống như việc sử dụng máy tính truyền thống, các thiết bị di động có thể mang đi dễ dàng, tùy biến theo nhiều kiểu màn hình khác nhau, và có thể kết nối Internet ngay lập tức.

4.8 Tính tương tác

So với máy tính để bàn, các giao dịch thông qua di động sẽ trực tiếp và hiệu quả hơn. Việc tương tác với khách hàng cũng nhanh chóng và thuận tiện hơn khi sử dụng di động. Qua đó các nhà cung cấp dịch vụ có thể dễ dàng thực hiện các chiến dịch Marketing hướng đến từng khách hàng của mình.

5. So sánh M-Commerce và E-Commerce

 

  Thương mại điện tử (E – Commerce) M – Commerce (Thương mại di động)
Định nghĩa Là các hoạt động mua bán các sản phẩm và dịch vụ diễn ra trên Internet, đặc biệt là thông qua các website. Là hoạt động mua bán các sản phẩm và dịch vụ với việc sử dụng dữ liệu internet / di động thông qua các thiết bị cầm tay không dây.
Lịch sử 1971 1997
Thiết bị PC, laptop Các thiết bị cầm tay không dây như điện thoại di động, iPad, máy tính bảng
Internet Bắt buộc Không bắt buộc (cho phép sử dụng chế độ ngoại tuyến, mặc dù có thể bị hạn chế nhiều tính năng)
Tính rộng khắp Hẹp hơn do cần phải có một nơi để sử dụng máy tính Lớn hơn do số lượng người dùng di động lớn hơn
Khả năng di động Bị hạn chế Ít bị giới hạn vì trọng lượng nhẹ hơn và kích thước nhỏ hơn dễ mang theo hơn
Phạm vi tiếp cận Chỉ tiếp cận tại những nơi có điện và internet Rộng hơn do tính di động của nó
Cách sử dụng Khó hơn vì giao diện người dùng phức tạp hơn và có nhiều chức năng Đơn giản hơn vì tất cả các chức năng đã được đơn giản hóa
Nền tảng Website Mobile web, mobile app, 
Chi phí Ít tốn kém hơn cho việc tạo một website bán hàng và sử dụng Internet  Chi phí cao hơn cho việc tạo một ứng dụng di động và sử dụng dữ liệu di động
Định danh người dùng Phổ cập Cá nhân hóa tốt hơn
Định vị Không thể định vị Có thể định vị người dùng đang ở đâu

 

6. Ví dụ về triển khai M-Commerce thành công 

  • Chuỗi siêu thị Tesco (Anh) đã giới thiệu hình thức mua hàng thông qua điện thoại và máy tính bảng. Họ cho khách hàng quét mã QR Codes và thanh toán trực tuyến tại các trạm tàu điện ngầm. Chỉ sau 6 tháng thực hiện, lượng khách mua hàng trực tuyến tại Tesco tăng đến 76%, doanh thu tăng 130%.
  • Ở quy mô nhỏ hơn, Domino Pizza tại Mỹ cũng đạt được nhiều trái ngọt nhờ M-Commerce. Năm 2011, hãng công bố 13% doanh số đặt hàng trực tuyến đến từ các thiết bị cầm tay. Hãng đã ra mắt ứng dụng cho iPad cũng như trên các nền tảng khác như Android hay Window Mobile, đẩy doanh số từ thiết bị cầm tay đạt 1 triệu USD mỗi tuần.
  • Tại Việt Nam, các trang website thương mại điện tử lớn như Tiki, Shopee, Lazada cũng khuyến khích khách hàng sử dụng Mobile App để nhận được nhiều ưu đãi hơn, cho thấy M-Commerce là tương lai tất yếu của kinh doanh online.

Trong bài viết trên Blog Onshop đã đem lại cái nhìn tổng quan nhất trả lời cho câu hỏi “M-Commerce là gì?”. Như vậy, để các doanh nghiệp bắt kịp với sự chuyển biến của xu hướng thị trường và đáp ứng được tốt nhất những yêu cầu của khách hàng, thì việc ứng dụng M-Commerce là yêu cầu tất yếu trong những năm tới. Hy vọng nội dung bài viết về chủ đề “M-Commerce là gì?”đã giúp bạn có được nhưng kiến thức hữu ích!

Xem thêm các bài viết về Marketingkinh doanh online tại Blog Onshop

Một số bài viết liên quan:

Đăng ký tạo website bán hàng trên Onshop. Website tối ưu hóa hiển thị trên mọi thiết bị di động, bứt phá hiệu quả bán hàng trên mobile.

Dùng thử miễn phí

Share