5 yếu tố QUAN TRỌNG trên Google giúp TĂNG lượt TRUY CẬP vào Website

5 yếu tố QUAN TRỌNG trên Google giúp TĂNG lượt TRUY CẬP vào Website

Google ngày càng có những bước tiến lớn trong việc giữ chân người dùng ở lại lâu hơn trên trang tìm kiếm bằng cách sử dụng nhiều yếu tố Rich SERP. Vậy  Google SERP rich snippets là gì và tầm quan trọng của Google serp rich snippets đối với việc kinh doanh của các chủ shop online như thế nào? Hãy cùng Onshop tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Google SERP là gì?

Search Engine Result Page (SERP) hay còn gọi là Bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm là một danh sách các kết quả trả về từ công cụ tìm kiếm cho mỗi từ khóa mà người dùng đã sử dụng để tìm kiếm thông tin. Các kết quả này thông thường bao gồm các danh sách các liên kết đến phiên bản gốc của website chứa một tiêu đề (meta title) và một đoạn mô tả ngắn nội dung bản gốc (meta description) cùng với một thanh điều hướng (breadcrumbs) được hiển thị thay cho đường dẫn (url) của bản gốc.

Trong một SERP thường chứa rất nhiều yếu tố giúp thu hút lượt truy cập (traffic) về Website mà đa số các công ty, thương hiệu không biết tận dụng điều này dẫn đến việc trang Web mất nhiều lượt traffic.

Với lợi ích trên, bạn cần phải đầu tư thêm nhiều thời gian hơn nữa vào việc tối ưu SERP để kéo traffic về Website của nổi bật hơn so với đối thủ của bạn trên trang tìm kiếm Google.

Xem thêm:

2. 5 yếu tố Google SERP giúp bạn tăng lượt truy cập vào Website

2.1 Google SERP rich snippets

Rich snippets là gì?

Google SERP rich snippets là mẫu kết quả tìm kiếm tự nhiên được công cụ tìm kiếm trả về dưới các hình thức đánh giá dấu sao, hình ảnh, giúp website/bài viết nổi bật thu hút người dùng truy cập.

Việc có 1 đến 2 Google SERP rich snippets trên trang tìm kiếm Google sẽ giúp bạn nổi bật và tăng traffic (lượt truy cập) đến website của đối thủ

google serp rich snippets là gì
Một doanh nghiệp có đầy đủ google serp rich snippets

Rich Snippets bao gồm 10 loại phổ biến:

  1. Author – Hiển thị đường link dẫn tới tác giả kèm theo ảnh cá nhân và tên của tác giả bài viết. Thông tin này giúp người dùng xác định được ai là người viết bài này, và nếu bạn sử dụng Google Plus thì có thể cho phép hiển thị ảnh avatar và link trỏ tới trang cá nhân trên Google Plus.
  2. Breadcrumbs – Hiển thị link điều hướng trong chuyên mục bài viết. Công dụng của nó là giúp người tìm kiếm hiểu rõ bài viết đó nằm trong chuyên mục nào và cấu trúc liên kết dẫn tới nó. Tuy nhiên việc hiển thị thông tin này đang còn nhiều bí ẩn.
  3. Event – Hiển thị các thông tin quan trọng của những sự kiện mà bạn đang tổ chức và đăng nó lên website. Các thông tin này bao gồm tên event, thời gian diễn ra, thời gian kết thúc, địa điểm tổ chức event.
  4. Organizations – Hiển thị thông tin của cơ quan, tổ chức sở hữu website. Các thông tin này bao gồm tên tổ chức, địa chỉ văn phòng, số điện thoại và đường dẫn tới website.
  5. People – Hiển thị nơi làm việc và vị trí làm việc của một cá nhân nào đó.
  6. Products – Nếu bạn là một người bán hàng trên mạng thì cũng có thể thêm các thông tin cần thiết về sản phẩm của mình trên máy tìm kiếm như giá tiền, đánh giá.
  7. Recipes – Đây là thông tin thú vị dành cho các blog chuyên về ẩm thức và dạy nấu ăn đây. Tính năng này sẽ hiển thị những thông tin quan trọng của một bài viết chuyên về ẩm thực như thời gian hoàn thành, lượng calories có trong món ăn và thông tin đánh giá bài viết.
  8. Review – Hiển thị giá thành sản phẩm và xếp hạng đánh giá cho sản phẩm đó. Thích hợp với các blog marketing hay affiliate.
  9. Software Application – Khi bạn đăng một ứng dụng hay phần mềm nào đó lên website và muốn hiển thị thông tin liên quan đến ứng dụng ngoài kết quả tìm kiếm thì chúng ta sẽ sử dụng cái này. Nó sẽ hiển thị một hình ảnh tượng trưng cho ứng dụng, kèm theo đó là giá tiền của ứng dụng đó.
  10. Facebook Share – Mặc định khi tiến hành chia sẻ một liên kết nào đó lên Facebook, liên kết đó sẽ tự động hiển thị tiêu đề, hình ảnh và trích đoạn giới thiệu. Thông thường thì chúng ta không thể kiểm soát những thông tin này để hiển thị theo ý muốn. Nhưng giờ đây bạn có thể làm được điều đó với Rich Snippets bao gồm tùy chỉnh tiêu đề, trích đoạn giới thiệu và hình ảnh đại diện với Rich Snippets. Cái này được gọi theo 1 cái tên khác dành riêng cho nó là Facebook Open Graph.

Ngoài ra còn 1 vài loại nữa nhưng mình cũng chưa tìm hiểu kỹ, cộng thêm ít người sử dụng nên mình cũng không phổ biến ra đây. Nếu bạn muốn tìm hiểu thì có thể xem Rich Snippets Type trên Google.

Xem thêm:

2.2 Google SERP Rich Sitelink 

Sitelink là gì?

Sitelink là Liên kết trang web (Google Sitelink) là tập hợp tất cả những liên kết xuất hiện phía dưới địa chỉ trang trong kết quả tìm kiếm của bạn và là một thuật ngữ dùng để chỉ những liên kết được hiển thị bên dưới một số kết quả tìm kiếm của Google kèm theo những đường liên kết phụ này sẽ trỏ tới các phần trong mỗi trang web đó.

Những liên kết này thường được sử dụng với chức năng làm gia tăng khả năng điều hướng người dùng trên website và những nội dung có trên website đến với người dùng, tuy vậy sitelink chỉ hiển thị cho các từ khóa tìm kiếm chung nhất như thương hiệu, từ khóa chùm SEO, …

google serp sitelink
Google SERP sitelink

Tại sao Sitelink lại quan trọng?

Với Rich Sitelink, bạn sẽ không cần phải mất nhiều thời gian để tối ưu như những cái khác. Các thao tác để có một Rich Sitelink diễn ra vô cùng nhanh chóng, vì vậy bạn nên đưa Rich Sitelink vào danh sách những việc cần hoàn thiện đầu tiên khi tối ưu traffic cho Website

Lợi ích chính của sitelinks:

  • Các mục trong của website của bạn như bảng giá, sản phẩm sẽ xuất hiện trên Bảng xếp hạng tìm kiếm của Google (SERP)
  • Tăng độ tin cậy, uy tín cho Website của bạn
  • Sitelinks sẽ đẩy các bài khác trên trang tìm kiếm của Google xuống (SERP), như vậy bài viết của bạn sẽ nổi bật và thu hút hơn

Chúng ta cần rõ một điều rằng: chúng ta không thể bắt thuật toán Google giúp chúng ta có rich sitelink, những gì chúng ta có thể làm là cải thiện cầu trúc website mà không can thiệp vào các thuật toán.

Lên kế hoạch triển khai

Dưới đây, Onshop sẽ hướng dẫn cho bạn cách để tạo sitelink dễ dàng:

Bước 1: Khiến Website của bạn dễ dàng điều hướng

Để Google có thể hiển thị liên kết (links) đến những trang khác của bạn ngoài thông tin được hiển thị trang trang tìm kiếm Google, Google phải hiểu cũng như mối quan hệ của nó với các trang khác trong một website. 

Onshop sẽ chỉ cho bạn một vài mẹo để Google có thể đánh giá và hiểu Website của bạn tốt hơn. Đầu tiên, bạn phải điều hướng website theo cấp bậc nội dung. Hãy tạo ra nhiều liên kết điều hướng từ trang chủ đến những nội dung khác của website, sau đó bạn nên có 1 liên kết quay trở về trang chủ để việc điều hướng website được diễn ra hiệu quả nhất.

Cách nào không chỉ khiến các công cụ tìm kiếm mà cả người dùng sẽ đi đến và tiếp cận được nhiều nội dung trên trang web của bạn.

Bước 2: Sử dụng cấu trúc dữ liệu (Structured data)

Sử dụng cấu trúc dữ liệu giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung và nguồn gốc Website của bạn.

Nếu muốn kiểm tra về các đoạn snippets và nội dung website của bạn thì hãy sử dụng schema.org’s 

Việc thêm một đoạn code markup thực sự cần thiết vì chúng thông báo cho Google về những sitelinks quan trọng trên Website của bạn như: Giới thiệu công ty hay phần danh mục sản phẩm

Nếu bạn muốn kiểm tra xem các trang của mình đã được đánh dấu dữ liệu đúng hay chưa, hãy nhấn vào mục Website Auditor —> Phân tích content —> Kiểm tra Page 

Cuối cùng, bạn phải xác minh cấu trúc dữ liệu của bạn, công cụ Google’s Structured Data Testing Tool sẽ giúp bạn làm điều đó.

Bước 3: Thêm sơ đồ của trang Web (sitemap) trên Google Search Console

Để thêm sơ đồ của trang Web, bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn của Google. Nếu trong quá trình thực hiện, bạn gặp phải bất kì vấn đề nào hoặc muốn quá trình cập nhật và tải tệp sitemap được diễn ra tự động thì hãy chọn phần Tuỳ chọn Website Auditor (Tuỳ chọn Kiểm toán viên Website) sau đó chọn XML Sitemap Setttings (Cài đặt Sơ đồ trang Web XML)

Sau khi cài đăt xong, bạn có thể tạo một sitemap mới, tự động tải quá trình và chỉnh sửa tên/ ngày tháng của tệp tin,…

Xem thêm: 

2.3  Google SERP Biểu đồ tri thức (Knowledge Graph)

Thế nào là Biểu đồ tri thức?

Knowledge Graph panels là thành phần chính trong Google SERPs, cho phép người dùng truy cập ngay lập tức truy xuất tới dữ liệu thông tin khái quát nhất mà không cần click vào link, đồng thời nó cũng đem tới cho các marketer cơ hội vàng để tăng khả năng hiển thị hàng hóa dịch vụ của họ với khách hàng.

biểu đồ tri thức google knowledge graph
Biểu đồ tri thức google Knowledge graph

Tại sao Biểu đồ tri thức quan trọng?

 Việc doanh nghiệp của bạn có Knowledge Graph trên Google mang lại rất nhiều lợi thế. Nhờ vị trí nổi bật trên SERP, vì vậy nó sẽ thu hút rất nhiều sự chú ý tơi doanh nghiệp của bạn hơn các đối thủ cạnh tranh còn lại

Knowledge Graph dành cho ai?

Bất cứ doanh ngiệp/cá nhân nào đều được liên kết và xuất hiện trên trang tìm kiếm của Google. Doanh nghiệp hay bạn không cần phải nhiều người biết đến, chỉ cần Google thu thập thông tin của bạn ở những nguồn đáng tin cậy, bạn sẽ có khả năng xuất hiện trên Knowledge Graph

Ví dụ: Có khoảng 20-30 nguồn thông tin đáng tin cậy dẫn link về Website của bạn, như vậy Google sẽ thu thập các thông tin này và xác nhận thông tin về doanh nghiệp của bạn. Khi xác minh xong, doanh nghiệp của bạn sẽ có một Knowledge Graph của riêng mình.

Lên kế hoạch triển khai

Sẽ không có kế hoạch cụ thể từng bước như nào cho mỗi doanh nghiệp vì mỗi doanh nghiệp sẽ có đặc điểm riêng. Thay vì có kế hoạch cụ thể, dưới đây là danh sách những công việc cụ thể mà bạn cần phải triển khai để có bảng Knowledge Graph cho doanh nghiệp 

Bước 1: Sử dụng schema markup (đánh dấu dữ liệu)

Cấu trúc dữ liệu đang thay đổi từng ngày, đây là nguồn thông tin quan trọng nhất để Google đánh giá về doanh nghiệp của bạn

Trong bối cảnh hiện nay, cấu trúc dữ liệu được sử dụng cho trình thu thập thông tin của Google. Với việc đọc data markup, Google có thể lấy thông tin từ website của bạn để đưa lên Sơ đồ tri thức (Knowledge Graph)

Schema markup cực kì có ích trong việc bổ sung thông tin doanh nghiệp trong phần Trang chủ (Homepage) trên Website của bạn như logo, thông tin liên lạc, thông tin mạng xã hội của doanh nghiệp, Wikidata và Wikipedia. Hãy chắc chắn bạn đã có những thông tin này trên trang chủ của mình vì đây là những thông tin sẽ xuất hiện trên Knowledge Graph 

Bước 2: Có một bài viết trên Wikipedia

Wikipedia là một nguồn vô cùng quan trọng cho Knowledge Panels, có ý kiến cho rằng bạn sẽ không thể có một Knowledge Panels cho doanh nghiệp của mình nếu không có thông tin trên Wiki

Có một sự thật là trên Google có rất nhiều những doanh nghiệp không có link Wikipedia trên Knowledge Panels

Bạn có thể tự viết một bài về doanh nghiệp của mình trên Wikipedia hoặc thuê những chuyên gia về Wikipedia để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất

Bước 3: Đưa thông tin lên Wikidata

Google luôn lấy một số thông tin từ Wikidata, một nền tảng kiến thức được điều hành bởi Wikipedia

Tạo một tài khoản trên Wikidata không phải là một điều khó khăn – bạn chỉ cần xác nhận một vài thông tin về doanh nghiệp của bạn là có thể có “một chân” trên Wikidata rồi. Sẽ là một khởi đầu cực kì tuyệt vời nếu Wikidata có thông tin về doanh nghiệp của bạn

Lưu ý: Để bài viết của bạn có cơ hội chấp thuận cao trên Wikipedia, bạn hãy nhớ dẫn link đến mục Wikidata trong bài viết trên Wikipedia của mình

Bước 4: Sử dụng tài khoản Google My Business

Google My Business đóng vai trò vô cùng quan trọng cho một bảng Sơ đồ tri thức ở mỗi quốc gia (mỗi quốc gia sẽ có một bảng sơ đồ khác nhau tuỳ thuộc vào ngôn ngữ và thông tin trên bảng sơ đồ đo). Hãy nhớ một điều rằng, chính chúng ta là người đưa thông tin về thương hiệu, công ty của mình cho Google, Google thu nhận thông tin và sẽ hiển thị thông tin một cách chọn lọc

Bước 5:  Xác minh tài khoản mạng xã hội

Nếu Google không thể tìm thấy được địa chỉ website chính thức của bạn, hoạc website của bạn khoản sử dụng các cấu trúc dữ liệu (structured data markup), website của bạn vẫn có thể hiển thị trên bảng Sơ đồ tri thức (Knowledge Graph)

Nhưng nếu bạn muốn thông tin về thương hiệu, công ty của bạn hiển thị đầy đủ thông tin về mình một “profile chuẩn không cần chỉnh” thì bạn phải xác minh các tài khoản thương hiệu mình trên các nền tảng mạng xã hội – tài khoản được xác minh là tài khoản có dấu tick xanh bên cạnh

Khi tài khoản của bạn có dấu tick xanh thì đồng nghĩa với việc các tài khoản giả mạo, không chính thức giống với tài khoản của bạn sẽ không được phép hiển thị.

Lưu ý: Bạn có thể yêu cầu chỉnh sửa với Sơ đồ tri thức của bạn

Nếu bạn đã có một danh sách Sơ đồ tri thức trên Google, bạn thấy nó vẫn chưa chính xác hoặc cần cập nhật thêm thông tin, bạn có thể liên hệ với Google và yêu cầu họ sửa đổi, hoặc bạn cũng có thể tự chỉnh sủa nếu bạn là đại diện Website chính thức.

Một khi có sự thay đổi trên bảng Sơ đồ tri thức, Google sẽ kiểm tra tính chính xác và gửi cho bạn một email xác nhận. Bạn cũng có thể chỉnh sửa Sơ đồ tri thức bằng cách cố gắng tối ưu các nguồn thông tin cung cấp như Wikidata hay Wikipedia

2.4 Google SERP: Hộp “Mọi người cũng hỏi” (People also ask box)

Hộp “Mọi người cũng hỏi” là gì?

Hộp “Mọi người cũng hỏi” trên SERP là một tính năng vô cùng tuyệt vời vì nó có thể giúp trang website hay thông tin về bạn xuất hiện 2 lần trên trang kết quả tìm kiếm của Google 

hộp mọi người cũng hỏi trên google
Hộp “Mọi người cũng hỏi” trên Google

Tại sao Hộp “Mọi người cũng hỏi” quan trọng?

hộp mọi người cũng hỏi trên google
Thông tin của bạn xuất hiện 2 lần trên Google SERP

Ở ảnh trên, bạn có thể nhìn thấy kết quả đầu tiên trong hộp “Mọi người cũng hỏi” là trùng khớp với lượt kết quả tìm kiếm tự nhiên thứ 2 trên trang SERP. Như vậy, với tính năng này, việc thông tin liên quan đến trang của bạn xuất hiện trên trang tìm kiếm Google sẽ tăng cơ hội gấp đôi

Lên kế hoạch triển khai

Bước 1: Xác định mục đích tìm kiếm – để có được hộp “Mọi người cũng hỏi”, trước hết bạn cần tìm ra ý định đằng sau các câu hỏi của người dùng, sau đó bạn có thể kết hợp nó

Bước 2: Tối ưu hóa các trang của bạn – tìm một trang có liên quan đến những câu hỏi này (hãy nhớ rằng bạn có thể tạo một trang mới khá dễ dàng trong Trình kiểm tra WebSite), đồng thời triển khai các câu hỏi và câu trả lời. Bạn có thể đặt chúng vào phần thân của văn bản hoặc ở cuối trang.

Bước 3: Sử dụng tiêu đề chính xác – Hãy sử dụng các câu hỏi trong hộp hỏi làm tiêu đề trong bài viết của mình

2.5 Google SERP: Đánh giá, công thức, thumbnail (hình ảnh thu nhỏ) 

Đánh giá, công thức, thumbnail là gì?

Đánh giá, công thức, thumbnail xuất hiện ở dưới tiêu đề bài viết trên SERP

đánh giá trên google serp
Đánh giá, công thức, thumbnail trên Google SERP

Tại sao chúng lại quan trọng?

Việc website hay những thông tin trên Google của bạn có thêm đánh giá, công thức (món ăn, đồ uống), thumbnail (hình ảnh thu nhỏ) đẹp ngay trên trang tìm kiếm Google sẽ giúp bạn trông thu hút hơn so với đối thủ (tất cả những yếu tố trên đều được gọi là rich snippet)

Thêm nữa, một thumbnail đẹp mắt và thu hút người dùng sẽ giúp bạn có thể chuyển đổi được những người tìm kiếm thành khách hàng của mình ngay trên SERP

Lên kế hoạch triển khai

Đầu tiên, để Google thu thập thông tin bạn cần tiến hành:

Bước 1: Để có được một rich snippet bao gồm thumbnail, đánh giá, công thức bạn cần phải thực hiện structured data (cấu trúc dữ liệu). Hai yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau, vì vậy bạn hãy bảo đảm thực hiện đầy đủ cả 2 việc này để Google có thể đánh giá website của bạn tốt và bạn sẽ có rich snippets thu hút trên SERP

Bước 2: Khuyến khích người dùng để lại bình luận, đánh giá sản phẩm trên website – website thương mai điện tử có tính năng bình luận, đánh giá sản phẩm cũng sẽ giúp website có rich snippet

Bước 3: Khuyến khích người dùng để lại những bình luận, đánh giá sản phẩm trên những kênh bán hàng khác của bạn như Facebook, Instagram,

Thêm nữa, đánh giá của Google thông qua Google My Business sẽ vô cùng có lợi cho website của bạn vì nó trực tiếp đưa thông tin đến công cụ tìm kiếm ở định dạng mà Google ưu tiên

Trên đây, OnShop đã cung cấp sẽ đem đến cho bạn những kiến thức về Google SERP rich snippets. Tối ưu hóa cho các Google SERP rich snippets ngày nay không phải là điều gì quá lạ lẫm. Google SERP rich snippets để biến những khó khăn trong của Google thành những điều mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong việc “tranh top” trên SERP. Hãy cùng đón đọc các bài viết của chúng tôi về Kiến thức SEO trong các bài viết tiếp theo nhé!

Nguồn: LinkAssistant

0 0 votes
Article Rating
Share
Subscribe
Notify of
guest
2 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Tracy Honor
Admin
3 years ago

bài viết rất hữu ích