Giữa làn sóng chuyển lên các kênh trực tuyến để giảm thiểu tác động từ Covid-19 và phục hồi kinh doanh, Website thương mại điện tử bán hàng nổi lên như một “điểm bán” đặc biệt hiệu quả đối với các doanh nghiệp và nhà bán hàng. Theo các chuyên gia phân tích thị trường từ Vaimo, tiếp nối đà này và xu hướng D2C (tiếp cận trực tiếp khách hàng) ngày một được ưa chuộng, Website của riêng thương hiệu sẽ còn phát triển và có nhiều vai trò hơn trong tương lai. Vì vậy, để giúp độc giả của Blog Onshop hiểu và nắm bắt được trọn vẹn xu hướng này, dưới đây là từ A đến Z những điều cần biết về một kênh bán hàng Online. Cùng tìm hiểu nhé!
1. Website thương mại điện tử là gì?
Trước khi đi vào việc xác định điều gì làm nên một website thương mại điện tử (TMĐT) bán hàng hiệu quả, chúng ta thực sự cần phải thống nhất với nhau thế nào là website TMĐT, chúng khác biệt ra sao với trang web thông thường, và tại sao phải sinh ra một loại hình riêng như vậy.
1.1 Thương mại điện tử là gì?
Hiểu đúng theo pháp luật thì “Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác” (Nghị Định 52/2013/NĐ-CP về TMĐT).
Còn đơn giản, Thương mại điện tử (Ecommerce – Electronic Commerce), hay Kinh doanh điện tử, chỉ việc mua bán các loại hình dịch vụ và hàng hóa qua phương tiện kết nối điện tử như mạng Internet; hay gọi dân giã là “mua sắm trực tuyến” như chúng ta thường biết.

Thông tin thú vị bên lề: TMĐT vốn không phải khái niệm mới mà đã xuất hiện từ những năm 1960 khi các tổ chức nước ngoài sử dụng phương tiện điện tử để chuyển tài liệu kinh doanh qua lại. Đến thập niên 90, với sự xuất hiện của Internet, thì hoạt động “mua sắm trực tuyến” bắt đầu diễn ra.
Tại Việt Nam, TMĐT mới xuất hiện vào những năm đầu của thập niên 2010; và các hoạt động TMĐT chính thức được pháp luật công nhận vào năm 2013; vì vậy, được coi là xuất phát phát tương đối chậm so với bạn bè quốc tế.
Tuy nhiên nhờ sự phát triển của cơ sở hạ tầng Internet (4G, 5G, Wifi,…) và các thiết bị di động (laptop, máy tính bảng, smartphone,…), mua sắm điện tử ngày càng thuận tiện và dễ dàng. Điều này đã tạo điều kiện cho TMĐT Việt Nam tăng trưởng nhanh (xếp thứ 2 thế giới, theo báo cáo từ Facebook và Adjust), và sẽ sớm trở thành mũi nhọn kinh tế thời gian tới.
1.2 Website thương mại điện tử là gì?
1.2.1 Khái niệm
Theo quy định của Nhà nước, “Website thương mại điện tử là các trang web do các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình” (khoản 8 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về TMĐT).
Định nghĩa trên là tương đối rõ ràng; nhưng bạn cũng có thể tự mình giải thích Website thương mại điện tử (bán hàng) bằng cách bóc tách từng lớp từ, ví dụ như: Đây là cổng thông tin Online (Website), nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các kênh trên Internet (Thương mại điện tử).
Và để thiết lập website bán hàng, bạn sẽ cần đáp ứng những điều sau:
- Các đơn vị kinh doanh (doanh nghiệp, đơn vị bán lẻ, phân phối,..) đã được cấp mã số thuế cá nhân.
- Có tên miền hợp lệ và tuân thủ các quy định về quản lý thông tin trên Internet.
- Đã thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập trang web bán hàng theo quy định. (Tùy theo loại hình Website mà bạn sẽ được cấp dấu chứng nhận khác nhau – giải thích ở phần tới)
1.2.2 Các loại Website thương mại điện tử
Dựa trên loại hình website là cách phân biệt phổ biến nhất, cũng như đã được bộ Công thương áp dụng trong việc cấp dấu hoạt động; bao gồm 2 loại hình chủ yếu:
-
Website thương hiệu – loại hình mà các doanh nghiệp quan tâm nhất:
Đây là kênh do doanh nghiệp lập ra với mục đích giới thiệu và bán sản phẩm của riêng thương hiệu và không cho các đơn vị khác kinh doanh trên kênh này. Để hoạt động thì website cần được cấp dấu xanh của Bộ Công thương.
Loại hình này giúp doanh nghiệp hướng khách hàng tập trung vào các sản phẩm của mình và làm chủ việc tối ưu tỷ lệ chuyển đổi mua hàng khi có thể tùy ý tích hợp thêm công cụ hỗ trợ, như thanh toán (COD, Ví điện tử,…); hay chăm sóc khách hàng (Livechat, PopUp,…)
Ngoài ra, trước nhu cầu hiện nay của các nhà cung ứng, các nhà bán lẻ, các chuỗi phân phối… sở hữu nhiều đại lý, thị trường đã phát sinh thêm một loại hình con là hệ thống Website chuỗi chi nhánh.
Cụ thể, mỗi đơn vị con trong hệ thống chi nhánh sẽ quản lý website của riêng mình. Điểm đặc biệt mô hình này là các dữ liệu (khách hàng, giao diện,…) của tất cả website này đều đồng bộ hai chiều với website chính thức, và có thể quản lý tập trung bởi đơn vị chủ quản.
Xây dựng 1 mô hình kinh doanh thương mại điện tử là một ý tưởng kinh doanh không tồi để tăng trưởng doanh thu trong bối cảnh hiện tại. Lắng nghe chia sẻ từ 1 chủ shop còn rất trẻ nhưng đã rất thành công với giải pháp phát triển thương mại điện tử đa kênh từ Onshop.
- Nâng cao hiệu quả bán hàng: Thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận, phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh.
- Gia tăng trải nghiệm khách hàng: Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi, tăng độ hài lòng của khách hàng.
- Quản lý bán hàng tập trung: Giúp bạn quản lý công việc kinh doanh hiệu quả và dễ dàng hơn.
- Tiết kiệm chi phí hoạt động: Tiết kiệm thời gian và chi phí, tập trung nhân lực phát triển kinh doanh.
-
Sàn thương mại điện tử trực tuyến – Shopee, Lazada, Tiki,…
Đối với doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh có nguồn vốn và nhân lực không lớn thì việc xây dựng website đôi khi hơi tốn chi phí và công sức chăm chút.
Vì vậy, sàn TMĐT như Lazada, Shopee, Tiki… là lựa chọn khả thi khác về một Website thương mại điện tử bán hàng (Website này cần dấu đỏ từ bộ Công thương).
Người bán chỉ cần đăng ký một tài khoản bán hàng và cam kết theo chính sách trên chợ điện tử thế để có ngay một gian hàng cho mình để bày bán sản phẩm.
Tuy nhiên, nhà kinh doanh không phải là chủ sở hữu của website này nên sẽ vướng phải nhiều quy định hạn chế khi cố gắng tối ưu hoạt động kinh doanh.
Đồng thời, sự cạnh tranh khốc liệt giữa số lượng gian hàng ngày một tăng cũng là bài toán đau đầu với mọi “người chơi” trong cuộc đua tại các sàn TMĐT.

Ngoài ra, cũng có thể dựa trên mô hình hoạt động của doanh nghiệp, các Website Thương mại điện tử bán hàng có thể được gắn nhãn như sau:
- Business-to-Business (B2B): Website hỗ trợ giao dịch hàng hóa và dịch vụ giữa các công ty. Ví dụ: Onshop đang cung cấp giải pháp Website, Omnichannel cho các doanh nghiệp.
- Business-to-Consumer (B2C): Website hỗ trợ các công ty giúp trong việc cung cấp và buôn bán hàng hóa – dịch vụ cho người tiêu dùng. Ví dụ: Website trực tuyến của các thương hiệu thời trang như May10, Owen, Zara, Routine,…, nơi bạn có thể mua một chiếc áo thun, một cái váy mới
- Consumer-to-consumer (C2C): Website bên thứ 3, hỗ trợ giao dịch điện tử hàng hóa và dịch vụ giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng. Ví dụ: Bạn bán điện thoại thông minh cũ của mình trên eBay (hoặc mạng xã hội) cho một người tiêu dùng khác.
- Consumer-to-Business (C2B): Chỉ các nền tảng mà tại đó các cá nhân có thể cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho các công ty. Điện hình của loại hình này chính là dịch vụ của các Influencer (dịch vụ review, quảng bá cho nhãn hiệu,…)
1.2.3 Điểm khác biệt của Website Thương mại điện tử dành cho bán hàng
Hướng tới mục tiêu cụ thể là phục vụ cho hoạt động TMĐT và kinh doanh số nên tất nhiên, Website thương mại điện tử phải có hướng phát triển riêng so với một website thông và sở hữu cho mình những điểm khác biệt:
-
Thao tác thuận tiện, nhanh chóng phục vụ cho việc mua sắm
Khác với Web thông thường hướng đến nhiều mục tiêu, Website thương mại điện tử chú trọng vào trải nghiệm khách hàng.
Đứng từ vị thế của người tiêu dùng khi truy cập vào một kênh mua sắm bất kỳ, họ luôn mong muốn tìm thấy thông tin đầy đủ về sản phẩm mà mình mong muốn theo cách dễ dàng và nhanh chóng nhất.
Vì vậy, các website thương mại điện tử cần:
Về nội dung, tích hợp đầy đủ các tính năng mua sắm cơ bản nhất, như nút thanh toán, giỏ hàng, phần tìm kiếm sản phẩm, và đa dạng các trình giới thiệu sản phẩm (banner đầu trang, carousel – dải xoay vòng sản phẩm,…),…
Về bố cục, cấu trúc website cần rõ ràng – khoa học, chia theo các nhóm sản phẩm, các thao tác liên quan đến mua sắm cần thiết kế rõ ràng, thuận tiện (xem sản phẩm, cho hàng vào giỏ, thanh toán,…) để người mua có trải nghiệm trơn tru nhất.
Cấu trúc đó thường được tích hợp thêm các bộ lọc tìm kiếm (theo giá cả, theo độ phổ biến, chất liệu sản phẩm, kích cỡ,…) để giúp trải nghiệm mua sắm trở nên đơn giản hơn.
-
Sở hữu tính năng giỏ hàng
Đi sâu vào các tình năng bắt buộc phải có đối với website thương mại điện tử, hãy bắt đầu với giỏ hàng, tính năng giữ chân khách hàng trên website.
Giống như đi siêu thị, giỏ hàng giúp người tiêu dùng có thể vừa lấy những sản phẩm mình đang tìm kiếm, vừa tranh thủ dạo quanh một vòng.
Khi “đi dạo” như vậy, người mua luôn bị thu hút bởi nhiều món hàng hơn so với danh sách mình cần mua, có thể là vì khuyến mãi hay những đánh giá tốt từ người dùng trước,…
Từ đó, nhiều khả năng doanh nghiệp sẽ bán thêm được sản phẩm, còn nếu khách hàng không mua ngay thì đây cũng là trải nghiệm tốt trên website thương mại điện tử của bạn và chắc chắn sẽ quay lại vào lần sau.
-
Sở hữu chức năng thanh toán
Sau khi hoàn tất mua sắm, khách hàng sẽ đi tới bước thanh toán, một trong những điểm chạm quan trọng quyết định xem họ có trở lại (Bởi tiền bạc vẫn luôn là vấn đề nhạy cảm đối với khách hàng).
Có một điều Onshop dám chắc, thanh toán càng dễ dàng bao nhiêu, khả năng người mua sắm quay trở lại càng cao bấy nhiêu.
Với Website Thương mại điện tử, việc sở hữu tính năng thanh toán lại càng quan trọng (bởi nhắc đến mua sắm điện tử, người dùng luôn hình dung về “sự thuận tiện”), và là điểm khác biệt so với các website thông thường.

-
Chức năng quản lý và báo cáo kinh doanh
Các nền tảng website thông thường phần lớn dựa vào Hệ thống Quản trị nội dung – CMS, chú trọng quản lý nội dung và cung cấp thông tin.
Còn đối với Website Thương mại điện tử bán hàng hướng tới mục tiêu kinh doanh trên nền tảng số, thì sẽ cần thêm tính năng theo dõi và báo cáo các chỉ số liên quan đến tối ưu hoạt động bán hàng như doanh thu từng mặt hàng, hàng tồn kho, hiệu suất nhân viên,…
-
Dễ dàng tương tác với người bán
Đặc điểm của website thương mại điện tử khiến khách hàng cảm thấy yêu thích nữa đó là sự tương tác hai chiều một cách dễ dàng giữa bên bán và bên mua.
Vì vậy, hầu hết các website TMĐT chuyên nghiệp đều trang bị thêm các phần mềm Livechat, Chatbot,… để có thể tư vấn và hỗ trợ khách hàng một cách nhanh nhất.
Bên cạnh đó, website TMĐT có tích hợp tính năng thảo luận, hỏi đáp và đánh giá sản phẩm trực tiếp trên trang web giúp doanh nghiệp nhanh chóng tạo được niềm tin từ phía khách hàng;
-
Hình ảnh và video trực quan, chất lượng
Hình ảnh hay video trực quan về sản phẩm, khuyến mãi là thứ rất quan trọng đối với các Website thương mại điện tử bởi đây là yếu tố thu hút khách hàng ra quyết định mua hàng.
Vậy nên, các trang website điện tử đều có chức năng hiển thị phần hình ảnh trực quan với tốc độ tải ảnh nhanh chóng để khách hàng không phải chờ đợi.
2. Tại sao Website thương mại điện tử là xu hướng nhiều doanh nghiệp đang theo đuổi?
Vì sao các trang web thương mại điện tử lại thu hút nhiều doanh nghiệp thiết lập đến thế?
Lí do gì khiến Website thương mại điện tử lại quan trọng đối với doanh nghiệp trong giai đoạn hiện tại và tương lai?
Và đâu là những lợi ích khi doanh nghiệp sở hữu được Website thương mại điện tử?
Cùng giải quyết những câu hỏi trên trong phần hai này của bài viết nhé!
2.1 Mở rộng kênh bán – Gia tăng lợi nhuận
Website thương mại điện tử với lợi thế không bị giới hạn về mặt thời gian và không gian như các hình thức bán hàng truyền thống tại cửa hàng.
Có thể ví von việc xây dựng website thương mại điện tử bán hàng cũng tương đương việc mở chi nhánh mới của cửa hàng, chỉ khác là tại một khu vực không giới hạn về không gian và thời gian, Internet.
Điều này đồng nghĩa, bạn có thể chủ động mang sản phẩm, dịch vụ của mình tiếp cận đến khách hàng trên một quy mô rộng hơn. Và ngược lại, khách hàng từ mọi nơi đều có thể tìm đến bạn.
Không chỉ giúp doanh nghiệp mở rộng kênh bán và gia tăng điểm chạm với khách hàng; mà còn mở rộng tiềm năng phát triển của hoạt động kinh doanh.

Ví dụ:
Một doanh nghiệp bán quần áo có 2-3 chi nhánh cửa hàng ở các quận của Hà Nội.
Dù họ có đang làm ăn phát đạt thế nào thì quy mô khách hàng của họ cũng chỉ dừng lại trong khu vực thủ đô, khá hơn thì có thể là các tỉnh thành lân cận. Nhưng quả thực là khó để có thể tiếp cận người tiêu dùng khu vực miền Trung hay miền Nam.
Nếu chờ đợi việc mở rộng chi nhánh tại các khu vực này thì có thể phải mất 2-3 năm nữa (chưa kể bối cảnh dịch bệnh), khoảng thời gian đủ để bị mất thị trường vào các đối thủ cạnh tranh; nói cách khác, vô thức tự kiềm chế khả năng phát triển của doanh nghiệp.
Trước tình huống này, các kênh Online, đặc biệt là Website thương mại điện tử, sẽ là phương án hợp lý hơn nhiều. Vừa xây dựng hình ảnh uy tín trên thị trường số (theo Gravity Digital, 90% người dùng coi website chuyên nghiệp đáng tin cậy nhất), vừa giúp cửa hàng tiếp cận người tiêu dùng ở những khu vực chưa có chi nhánh.
Lưu ý:
Tất nhiên, để có lợi nhuận thì điều kiện đủ vẫn là phải có sản phẩm đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu người dùng, mức giá hợp lý cùng với sự hỗ trợ nhiệt tình.
2.2 Tiết kiệm chi phí

Trong giai đoạn đầu của mua sắm trực tuyến, TMĐT được thực hiện đa phần thông qua email và cuộc gọi điện thoại, ít doanh nghiệp hay cửa hàng nghĩ tới Website bởi chi phí và thời gian đầu tư qua đắt đỏ (ít nhất là 25-30 triệu/website, lập trình trong 3-5 tháng).
Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ, các nền tảng chuyên cung cấp giải pháp Website thương mại điện tử bán hàng như Onshop, có thể khởi tạo website chỉ trong vòng 30’, mà vẫn đảm bảo về độ hoàn chỉnh từng chi tiết cũng như đáp ứng nhu cầu riêng của từng thương hiệu (về khả năng thanh toán, giao diện, banner động,…).
Đặc biệt là chi phí, khi doanh nghiệp chỉ cần bỏ ra khoản đầu tư bằng 1/4 trước đây (~ 6-8 triệu) để sở hữu một website bán hàng chuyên nghiệp (và chắc chắn tiết kiệm hơn nhiều xây dựng một cửa hàng thật từ gạch và vữa).
Đồng thời, bạn không cần phải bỏ ra một khoản tiền lớn để thuê mặt bằng, hay thuê đội ngũ nhân sứ lớn,… mà vẫn thu được lợi nhuận cao nếu như bạn biết kết hợp với một số chiến lược Marketing: chạy Quảng cáo Facebook, Google,…; SEO; (hiện đều có thể dễ dàng lồng ghép vào hoạt động của website).
2.3 Gia tăng khả năng tương tác với khách hàng
Không chỉ riêng với website mà bất cứ hoạt động kinh doanh nào cũng coi trọng việc tương tác với khách hàng, bởi điều này sẽ giúp xây dựng sự thấu hiểu, niềm tin (và phần nào đó sự thiên vị) giữa khách hàng với doanh nghiệp.
Nếu là một người mua đứng trước 2 nhà hàng, một đã biết và từng tương tác – một chưa từng thử cũng như chưa biết tới, bạn sẽ chọn cửa hàng nào?
Khả năng cao là mọi người sẽ có xu hướng chọn phương án đầu tiên. Đây là hiện tượng tâm lý, được biết tới với tên gọi “Kinh nghiệm quen thuộc” (Familiar Heuristic).
Nói tóm lại, tương tác càng nhiều (và nếu có thể để lại ấn tượng tích cực), thì càng dễ thuyết phục khách đưa ra quyết định mua hàng, và xa hơn, quay trở lại nhiều lần nữa.
Ngoài ra, tương tác cũng giúp bạn thể hiện sự kính trọng dành cho người mua, cũng như sự chuyên nghiệp và uy tín của doanh nghiệp trong lòng khách hàng.

Quay trở lại với Website thương mại điện tử, điểm nổi bật của loại hình kênh bán hàng này chính là khả năng gia tăng tương tác.
Đầu tiên, khi khách hàng vào trang web thương mại điện tử, họ sẽ tự mình tương tác với các tác vụ có sẵn trên website và tìm hiểu thông tin về giá cả, sản phẩm và các dịch vụ.
Bên cạnh đó, với tính năng như Livechat, các ứng dụng kết nối với các kênh mạng xã hội (Facebook, Zalo,…) bất cứ lúc nào khách hàng cần tư vấn thì đội ngũ chăm sóc khách hàng luôn có mặt để giải đáp và hỗ trợ khách hàng. Điều nào sẽ tạo ra trải nghiệm tương tác liền mạch và tích cực với họ.
2.4 Nâng cao tính cạnh tranh với đối thủ

Cuộc chiến cạnh tranh tại thị trường trên không gian số đang ngày càng khốc liệt, đặc biệt là các kênh kinh doanh phổ biến hiện nay như Mạng xã hội (Facebook, Instagram,…) hay sàn TMĐT (Shopee, Lazada, Tiki,…) khi số lượng nhà bán hàng vẫn không ngừng tăng.
Đây cũng là lý do tại sao mô hình D2C (tiếp cận trực tiếp tới khách hàng), thông qua các kênh truyền thông của riêng thương hiệu, đang ngày càng được các doanh nghiệp chú ý tới.
Và phát triển Website thương mại điện tử bán hàng là một trong những phương án khả thi nhất thời điểm hiện tại.
Bởi theo báo cáo từ Gravity Digital, 90% người tiêu dùng tin tưởng độ tin cậy của các website. Trong đó, 97% họ sẽ quyết định mua hàng nếu Website trông chuyên nghiệp, uy tín và cung cấp đầy đủ thông tin.
Tận dụng và khai thác điểm mạnh của Website Thương mại điện tử với giao diện dễ nhìn, độc đáo chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc thu hút khách hàng.
Ngoài ra, Website thương mại điện tử bán hàng hiện tại đều được hỗ trợ tối ưu các yếu tố SEO, giúp website đạt thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm phổ biến hiện nay như (Google, Cốc Cốc, Bing…)
2.5 Quảng bá thương hiệu

Trong thời đại số ngày nay, mạng lưới cơ sở hạ tầng viễn thông phát triển đồng nghĩa với việc số lượng người sử dụng Internet cũng ngày một gia tăng.
Kéo theo đó, các hình thức quảng cáo trực tuyến cũng sẽ ngày một phổ biến và có khả năng tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Bên cạnh các kênh trả phí như Facebook Ads, Google Ads,… thì cũng xuất hiện những kênh quảng cáo miễn phí khác, bao gồm cả website thương mại điện tử.
Và điều kiện đủ là website đáp ứng hoàn chỉnh các tiêu chí đánh giá của những công cụ tìm kiếm.
Khi đó, doanh nghiệp chắc chắn sẽ sở hữu kênh quảng bá thương hiệu cực kỳ hiệu quả của riêng mình, với số lượng khách hàng tiềm năng khổng lồ, và ngày một mở rộng.
Ngoài ra, việc liên kết Website tới các kênh truyền thông khác như Fanpage Facebook, Instagram, Zalo OA,… hay các sàn thương mại điện tử cũng sẽ giúp gia tăng uy tín cho hoạt động kinh doanh.
Tóm lại, có thể nói rằng, một website bán hàng chính là một trong những yếu tố quan trọng trong bối cảnh hiện nay, giúp doanh nghiệp không chỉ duy trì hoạt động trong giai đoạn hiện tại mà còn bứt phá kinh doanh tương lai.
Qua bài viết trên, hi vọng rằng bạn đã hiểu rõ về Website thương mại điện tử cũng như tiềm năng mà kênh bán hàng này có thể mang lại cho doanh nghiệp. Đây sẽ là “lá bài” quan trọng để hoạt động kinh doanh có thể duy trì, phát triển và bứt phá trong giai đoạn hiện tại cũng như thời gian tới. Và đừng quên tiếp tục theo dõi các kiến thức sắp tới về Kinh doanh Online nhé, bởi Blog Onshop sẽ dành riêng một bài viết giúp bạn xác định các yếu tố quan trọng để đánh giá độ hiệu quả của website thương mại điện tử bán hàng. Hãy chờ đón nhé!