Bạn có ý định khởi tạo một website bán hàng online nhưng vẫn đang “kẹt” lại ở việc nên lựa chọn nền tảng nào để “gửi gắm niềm tin”? Nếu vậy, thì hãy để Blog Onshop giới thiệu cho bạn 2 trong số các nền tảng khởi tạo website uy tín nhất hiện nay trên thị trường, WordPress và Onshop Website. Với các công cụ này, bạn hoàn toàn có thể sở hữu 1 website chuyên nghiệp với chi phí cực kỳ phải chăng. Chần chừ gì mà không cùng chuyên mục Kiến thức Website lần này nghiên cứu 2 lựa chọn rất tiềm năng cho website của bạn thôi.
1. Giới thiệu tổng quan về WordPress và Onshop
1.1 WordPress
Cái tên WordPress có lẽ không còn quá xa lạ với những người dùng Internet khi đây là một trong những nền tảng làm Web được sử dụng phổ biến nhất thế giới hiện nay.
Tính đến tháng 1/2019, WordPress được sử dụng bởi hơn 32% trên tổng số 10 triệu website hiện có trên thế giới, từ blog đến các trang tin tức trực tuyến lớn nhất (CNN, Wall Street Journal,…).
Dẫu vậy, Onshop cũng khá chắc rằng không phải ai từng nghe tới cái tên WordPress cũng hiểu rõ bản chất của công cụ tạo website này.
Về cơ bản, bạn chỉ cần nhớ WordPress là một phần mềm Hệ thống Quản lý Nội dung (CMS – Content Management System), là một công cụ tạo web, hỗ trợ quản lý dữ liệu và nội dung web với 1 giao diện thân thiện hơn với mọi người dùng (thay vì 1 loạt mã code khó hiểu chỉ dành cho lập trình viên).
Nền tảng này ban đầu dùng để tạo blog, nhưng nó đã lớn mạnh trở thành một phần mềm phù hợp cho mọi loại website và ứng dụng.
1.2 Onshop Website
Onshop Website là một sản phẩm của CTCP Novaon Ecom, trực thuộc Tập đoàn Novaon.
Dù không sở hữu ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu như WordPress, nhưng tại thị trường nội địa Việt Nam, đây là 1 trong 4 nền tảng phát triển Website Thương mại điện tử hàng đầu và được biết đến rộng rãi trong cộng đồng kinh doanh Online tại Việt Nam.
Onshop Website cung cấp giải pháp toàn diện từ khởi tạo giao diện cho đến tích hợp tính năng hỗ trợ bán hàng online và quản lý kinh doanh.
Và tương tự như WordPress, Website bán hàng Online của Onshop không đòi hỏi bạn là một người có trình độ chuyên sâu về lập trình với một giao diện thân thiện và một đội ngũ hùng hậu luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn trong quá trình xây dựng kênh Website.
Trên đây mới là giới thiệu tổng quan về 2 nền tảng tạo web nổi bật nhất hiện nay; và rõ ràng là chưa đủ để bạn có thể đưa ra quyết định đâu mới là nền tảng thực sự phù hợp cho website bán hàng.
Vì vậy, hãy cùng Onshop đi sâu vào so sánh chi tiết đặc điểm của 2 công cụ này và xem liệu chúng đáp ứng được bao nhiêu tiêu chí để khởi tạo nên 1 website bán hàng Online chuyên nghiệp và hiệu quả nhé.
2. So sánh các đặc điểm của Website bán hàng Online tạo bởi WordPress và Onshop
Theo các chuyên gia phát triển website, có 6 yếu tố cần thiết tối thiểu để đảm bảo 1 website phục vụ mục đích bán hàng đạt hiệu quả tối đa, bao gồm
- Khả năng hỗ trợ dịch vụ Thương mại điện tử
- Chuẩn hóa SEO
- Chi phí
- Kho giao diện, ứng dụng
- Bảo mật
- Xử lý dữ liệu
Dựa vào đây, hãy cùng Onshop phân tích cụ thể WordPress và Onshop nhé.
2.1 Hỗ trợ Thương mại điện tử
2.1.1 WordPress
Công cụ WordPress được rất nhiều người sử dụng và ủng hộ do dễ sử dụng với nhiều tính năng hữu ích được cập nhật hàng ngày.
Điều này một phận cùng nhờ vào đặc điểm nổi bất nhất của WordPress là một mã nguồn mở. Qua thời gian, số lượng người sử dụng tăng lên, và các cộng tác viên, hay những lập trình viên, cũng tham gia ngày càng đông đảo
Chính họ đã đóng góp không nhỏ vào việc phát triển mã nguồn WordPress, và tạo ra thêm những tính năng tuyệt vời.
Vì vậy, WordPress tới thời điểm hiện tại chính xác là một công cụ tạo Web đa dụng; hỗ trợ người dùng tạo ra nhiều thể loại Website khác nhau, nổi bật là blog, website tin tức/tạp chí, giới thiệu doanh nghiệp; ngoài ra còn có phục vụ cho website bán hàng – thương mại điện tử, thậm chí với các loại website có độ phức tạp cao hơn như đặt phòng khách sạn, thuê xe, đăng dự án bất động sản…
Dẫu vậy, vì bản chất của WordPress vẫn là 1 Hệ thống Quản lý Nội dung (CMS), nên nhiều chuyên gia không đánh giá quá cao hiệu quả đem lại bởi công cụ này trong việc xây dựng 1 website chuyên bán hàng Online.
Thay vào đó, WordPress sẽ đem lại lợi ích lớn nhất với những Website chuyên viết Blog, đưa Tin tức,… (Web cung cấp thông tin nói chung),… dựa vào khả năng tối ưu SEO tuyệt vời của mình.
2.1.2 Onshop Website
Khác với 1 nền tảng đa dụng như WordPress, Onshop tập trung sâu vào phát triển 1 Website phục vụ riêng cho lĩnh vực Thương mại điện tử. Hiểu cách khác, đây là công cụ chỉ chuyên phát triển Website bán hàng online.
Cụ thể, Onshop Website tập trung tối ưu các tính năng và công cụ mà các chủ shop cần nhất trong quá trình kinh doanh.
Ví dụ:
- Onshop Website sử dụng công nghệ “dữ liệu lõi”, giúp đồng bộ thông tin sản phẩm trên website với cửa hàng offline, và cả các kênh bán hàng Online khác (Facebook, Google, Shopee…) với trung tâm là website bán hàng của bạn.
- Ngoài ra, bạn có thể tối ưu quy trình Chăm sóc khách hàng với các tính năng hỗ trợ bán hàng mà wordpress hiện chưa có như Live Chat 24/7, Đặt – Giao hàng tự động,…
2.2 Chuẩn SEO
2.2.1 WordPress
Một trong những lý do chính biến WordPress trở thành 1 trong những Hệ thống Quản lý Nội dung hàng đầu thế giới chính là nhờ vào khả năng tối ưu SEO của mình (Chính xác hơn, là các plugin – ứng dụng phụ trợ – của WordPress).
Phần tuyệt vời nhất khi sử dụng WordPress đó là bạn có hầu như mọi plugin cần thiết (và phần lớn đều miễn phí) cho các chức năng mà bạn muốn website của mình sở hữu. Và SEO cũng không ngoại lệ.
WordPress cung cấp một kho tàng với hàng nghìn SEO plugin (với những người mới bắt đầu, có thể cảm thấy khó khăn để lựa chọn plugin nào là tốt nhất).
Và khi nói đến việc chọn SEO plugin tốt nhất, bạn sẽ được nghe nhiều nhất đến 2 cái tên đó là: Yoast SEO hay All in One SEO Pack, đây cũng là 2 ứng dụng phụ trợ Blog Onshop muốn gợi ý cho bạn.
Các công cụ này sẽ đưa cho bạn đầy đủ các gợi ý để có thể tối ưu chỉ số SEO của từng bài viết, ví dụ như: số lượng keyword mà bài viết bạn cần có; số lượng link trong và ngoài website; alt text cho từng bức ảnh; độ dài của meta description, meta title,…
Điều đáng tiếc duy nhất có lẽ là hoặc bạn phải đạt đến trình độ tiếng Anh nhất định để hiểu được những gợi ý chuẩn hóa SEO từ các công cụ trên hoặc là chịu khó sử dụng Google Translate sang tiếng Việt.
2.2.2 Onshop Website
Đầu tiên, Onshop Website là 1 sản phẩm “Make in Việt Nam”, nên bạn sẽ không cần quá lo lắng vì khả năng ngoại ngữ của mình đâu nhé.
Về khả năng tối ưu SEO, Website bán hàng Online của Onshop cũng được đánh giá là 1 trong những nền tảng chuẩn hóa SEO tốt nhất trên thị trường hiện nay.
Mọi website từ Onshop đều đã được tối ưu tới 18 yếu tố SEO cần thiết, ảnh hưởng tới điểm đánh giá xếp hạng của các trang tìm kiếm phổ biến nhất hiện nay như Google, Bing,… Một vài yếu tố nổi bật có thể kể đến như: Schema, Headings, Open Graph, Alt Text,…
Ngoài ra, chủ shop còn có đội ngũ tư vấn và hỗ trợ để Website đạt hiệu quả tốt nhất sau khi được khởi tạo.
2.3 Chi phí
Chắc rằng đây là một tiêu chí mà những mọi nhà bán hàng rất quan tâm khi quyết định đầu tư vào tạo website.
Vì vậy, trong phần này, Blog Onshop sẽ cố gắng phân tích chi tiết để bạn có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất.
2.3.1 WordPress
Như đã đề cập ở phần trước, bạn có 2 lựa chọn khi sử dụng nền tảng WordPress, và chi phí với mỗi hình thức cũng khác nhau.
2.3.1.1 WordPress.com – Sở hữu hosting cài sẵn WordPress
Bạn sẽ có 4 mức giá để làm website:
- Miễn phí
- Personal – Cá nhân (60$/năm, thanh toán hàng năm)
- Premium – Cao cấp (96$/năm, thanh toán hàng năm)
- Business – Doanh nghiệp (300$/năm, thanh toán hàng năm)
- E-Commerce – Thương mại điện tử (540$/năm, thanh toán hàng năm)
Bạn hoàn toàn có thể sở hữu 1 Website miễn phí tuy nhiên sẽ có rất nhiều giới hạn và trở ngại với bản miễn phí.
Ví dụ:
- Bạn sẽ không được dùng tên miền riêng.
- Automattic (công ty cung cấp dịch vụ WordPress.com) sẽ hiển thị quảng cáo trên Website.
- Bạn chỉ có 3GB dung lượng đĩa và vài theme (giao diện) miễn phí nhưng không được thêm plugin (tính năng). Nếu cần thêm tính năng nào bạn sẽ phải nâng cấp lên gói cao hơn.
Tổng hợp các chi phí khi làm web với WordPress.com:
- Hosting – WordPress.com sẽ lo liệu phần này
- Domain – Bạn sẽ được nhận một tên miền miễn phí subdomain WordPress (dạng ten-cua-ban.wordpress.com) với gói miễn phí. Nếu bạn cần một tên miền riêng, không phải subdomain, bạn sẽ cần nâng cấp lên gói trả phí.
- Không có quyền truy cập vào code – Bạn sẽ không có quyền truy cập vào mã nguồn của website. Đồng nghĩa với việc bạn sẽ không chỉnh sửa website được. Việc này sẽ ảnh hưởng sẽ làm bạn đau đầu khi muốn thêm tính năng gì đặc biệt cho website.
- Giao diện hạn chế – Gói miễn phí cung cấp vài theme miễn phí. Bạn chỉ dùng được theme cao cấp với gói trả phí. Tuy nhiên, kể cả với gói trả phí, số lượng themes premium cũng chỉ gói gọn trong thư viện của WordPress.com thôi. Premium theme từ các bên thứ 3 sẽ không hoạt động.
- Plugin hạn chế – Giống với themes, bạn sẽ cần nâng cấp lên gói Business để thêm plugin vào website. Kể cả gói mắc tiền nhất này cũng hạn chế việc bạn cài plugin từ nguồn thứ 3.
- Kiểm soát website giới hạn – Bạn không có toàn quyền lên cơ sở dữ liệu và nội dung. Nhà quản lý sẽ đình chỉ website của bạn nếu nội dung vi phạm chính sách của WordPress.com.
- Kiếm tiền – Bạn có thể kiếm tiền trên website khi chọn gói trả phí bằng hình thức đặt ad lên website.
WordPress.com có miễn phí không? Về lý là có. Nhưng sớm hay muộn, nếu bạn muốn nghiêm túc sử dụng, bạn sẽ tốn từ 60-300 USD/năm để có thể tận dụng các tính năng ưu việt của WordPress.
2.3.1.2 WordPress.org – Tự cài đặt WordPress vào hosting
Đây là WordPress “đích thực” vì chứa mã nguồn mở WordPress, được chính cộng đồng WordPress cùng phát triển. Mọi người có thể tự nhiên tải về, sử dụng, và tùy chỉnh MIỄN PHÍ.
Dẫu vậy, khi làm web với WordPress.org, bạn cần lưu ý những đặc điểm sau:
- Hosting – Bạn vẫn cần mua một dịch vụ hosting, và tự mình lựa chọn nhà cung cấp, loại hosting… (vì phiên bản .org này không cung cấp hosting sẵn có cho bạn)
- Tên miền – (Tương tự như hosting) Bạn cần mua tên miền cho website và tự mình lựa chọn tên miền cho phù hợp…
- Truy cập vào mã nguồn – Bạn có thể truy cập vào mã nguồn để tự do chỉnh sửa mọi files WordPress.
- Themes và Plugins – Bạn có thể thêm bất kỳ plugin hay giao diện nào vào WordPress. Bạn cũng có thể sử dụng thêm dịch vụ từ bên thứ 3.
- Quyền dữ liệu – Bạn có toàn quyền kiểm soát dữ liệu và nội dung website.
Vậy làm web với WordPress.org có miễn phí không? Tất nhiên là có rồi tuy nhiên, để chạy WordPress ổn, bạn vẫn sẽ cần tốn kha khá chi phí cho việc sở hữu hosting cao cấp và tên miền (để hạn chế nhược điểm về bảo mật của công cụ này mà bài viết sẽ đề cập ở phần sau). Ngoài ra, tùy vào nhu cầu của bạn mà bạn sẽ có thể mua thêm dịch vụ khác nhau kèm thêm (giao diện cao cấp, tính năng cao cấp).
2.3.2 Onshop
Khác với 2 phiên bản WordPress, Onshop Website không phải là 1 công cụ tạo Website miễn phí, nhưng so với mặt bằng chung của các nền tảng trả phí hiện nay trên thị trường (giá trung bình là 12-15 triệu/trọn gọi), thì giá Dịch vụ Onshop Website tương đối phù hợp hơn (5 – 8 triệu/trọn gói).
Bạn có thể tham khảo trực tiếp tại đây.
Ngoài ra, bạn có thể quan tâm đến những đặc điểm nổi bật về chính sách giá của Onshop Website như:
- Tặng 1-2 năm sử dụng hosting và tên miền;
- Sở hữu gói tư vấn và thiết lập công cụ Free-Traffic, phục vụ cho việc thu hút khách hàng tiềm năng vào website;
- Tặng 1-2 năm sử dụng sản phẩm Onshop POS (Quản lý bán hàng tại cửa hàng) và công nghệ “lõi dữ liệu”, giúp tự động đồng bộ dữ liệu trên website.
2.4 Kho giao diện và Ứng dụng
2.4.1 WordPress
WordPress có kho giao diện(cả miễn phí và trả phí) khổng lồ, phù hợp với nhiều ngành nghề.
Về ứng dụng, bạn sẽ có khoảng 20.000 lựa chọn như thiết kế, gắn Pixel Facebook, SEO, trang web di động, tăng hiệu suất cao, bảo mật cao, quản lý dữ liệu… WordPress cho ta một sự linh động khi sử dụng, việc chỉnh sửa và cài đặt cũng tương đối dễ dàng và đơn giản.
Dù tiện lợi nhưng WordPress đòi hỏi bạn vẫn phải phải bỏ thêm công sức để mày mò và học hỏi thì mới có thể sử dụng được thành thạo và tối ưu hiệu quả của nền tảng này.
Bởi nếu bạn không hiểu được bạn đang làm gì, thì khi cài đặt template và plugin, bạn sẽ tạo ra nhiều xung đột khi sử dụng vì các cài đặt của bạn hoạt động không đúng cách.
Thậm chí, đôi lúc với ngay cả những người làm về code mà chưa quen thuộc với cấu trúc giao diện của WordPress, cũng có thể sẽ mất nhiều thời gian để chỉnh sửa.
Rất nhiều WordPress themes và plugins miễn phí không được cập nhật và hỗ trợ, gây ra nhiều khó khăn trong việc giữ cho mọi thứ hoạt động ổn định khi nền tảng WordPress được cập nhật.
Nếu bạn không muốn tốn nhiều sức như vậy thì giải pháp đơn giản nhất là dựa chủ yếu vào các plugins cao cấp, mà thông thường sẽ cần trả thêm phí.
2.4.2 Onshop
Hiện nay, Onshop có hơn 250 giao diện mẫu, được thiết kế riêng cho từng lĩnh vực kinh doanh.
Đặc biệt, kho giao diện Website của Onshop có những “điểm cộng” như sau:
- Vì là 1 sản phẩm tập trung vào việc khởi tạo 1 website bán hàng Online nên những giao diện được đăng tải lên đều đã được kiểm duyệt chặt chẽ và đảm bảo tiêu chí vừa bắt mắt vừa tối ưu nhưng đặc điểm để kích thích khách hàng mua sắm.
- Với từng yêu cầu riêng của mỗi một chủ shop thì các website cũng sẽ được linh hoạt thay đổi.
- Các ứng dụng, tính năng được cài đặt đều hướng tới mục tiêu tối đa hiệu quả trong kinh doanh trực tuyến: Live Chat, Tự động liên kết với các đơn vị vận chuyển, Khởi tạo chương trình Khuyến mãi,…
Và khác với WordPress khi đòi hỏi người dùng phải tự mình thiết kế giao diện, nội dung của toàn bộ trang web, Onshop Website cung cấp đầu ra là 1 sản phẩm website hoàn chỉnh, theo yêu cầu của từng chủ shop.
Điều này sẽ giúp tiết kiệm thời gian các chủ shop phải tự mày mò có thể kéo dài đến cả tháng làm lỡ mất kế hoạch kinh doanh đề ra.
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng muốn sửa chữa, bạn cũng có thể tự mình sửa lại giao diện hoặc liên hệ tới bộ phận chăm sóc khách hàng để được cung cấp phương án phù hợp.
2.5 Bảo mật
2.5.1 WordPress
Nếu bạn tra cứu nhược điểm của WordPress, vấn đề chắc chắn được nói đến nhiều nhất là yếu tố bảo mật.
Điều này bắt nguồn từ chính đặc điểm Mã nguồn mở của WordPress, giúp cho bất kỳ một ai đều có thể can thiệp vào hệ thống của nền tảng này.
Về mặt tốt, đúng là nó tạo ra một thư viện không giới hạn với hàng trăm ngàn plugin và giao diện mới từ các nhà phát triển.
Nhưng về mặt xấu, nếu như người lạ truy cập với ý đồ xấu (ví dụ các hacker) thì cũng chẳng quá khi nói “WordPress đã tự động mở cửa cho người ngoài đột nhập vào đánh cắp dữ liệu của chủ web”.
Một tính năng điển hình thể hiện rõ nhất nhược điểm này có lẽ là “image scaling script” (điều chỉnh kích cỡ hình ảnh) đã được cài đặt trên hàng triệu trang web WordPress thông qua giao diện.
Đây là 1 trong những cánh cửa “luôn mở” đối với các công cụ hack tự động.
Các hacker rất dễ dàng tìm thấy kẽ hở và điểm yếu về bảo mật trên Website việc các website WordPress bị hack xảy ra liên tục.
Và bởi vì bị hack liên tục và luôn được cải thiện, WordPress đòi hỏi phải cập nhật liên tục. Việc này không mất nhiều thời gian, nhưng có thể trở thành sự phiền phức khi bạn chỉ muốn cài đặt và quên chúng đi để tập trung vào những việc khác.
2.5.2 Onshop Website
Hiểu được vấn đề bảo mật dữ liệu khách hàng là một trong những điều kiện tiên quyết và góp phần xây dựng nên uy tín của các nhà bán hàng trong tâm trí người tiêu dùng, Onshop Website đã đầu tư rất nhiều vào phát triển công nghệ bảo mật dựa trên những tiêu chuẩn “cứng” của quốc tế.
Và đặc biệt, trong gói dịch vụ của Onshop Website đã bao gồm cả việc “Cung cấp SSL”, nên bạn hoàn toàn không phải bỏ thêm chi phí để khởi tạo nên hệ thống bảo mật cho website bán hàng Online của mình.
2.6 Xử lý dữ liệu
2.6.1 WordPress
Bên cạnh bảo mật, một vấn đề khác được nhiều người lo ngại ở WordPress là cách dùng bộ nhớ của nó.
WordPress được báo cáo là có hiệu suất thấp trong việc xử lý các cơ sở dữ liệu dung lượng lớn và multisite (với cả 2 phiên bản .org và .com).
Các trang web được xây dựng với WordPress thường lớn và tiêu thụ rất nhiều tài nguyên máy chủ. Điều này vượt quá mức cần thiết cho nhu cầu của hầu hết những người sử dụng.
Và nếu bạn muốn tạo lập 1 website để bán hàng online, bạn có thể gặp bất lợi từ vấn đề này vì bạn sẽ bị hạn chế đăng tải số lượng sản phẩm lên website của mình.
2.6.2 Onshop Website
Onshop Website được phát triển dựa trên Công nghệ Multi-tenant Cloud Base (1 phiên bản phần mềm và hạ tầng phục vụ nhiều khách hàng dựa trên điện toán đám mây tân tiến nhất hiện nay) giúp tăng tốc độ tin cậy và bảo mật cho website cũng như tốc độ tải, xử lý và lưu trữ dữ liệu khổng lồ. Điều này có nghĩa, bạn hoàn toàn có thể sở hữu nhưng lợi ích như sau:
- Tăng trưởng kinh doanh theo quy mô không hạn chế, về kênh bán, về số lượng sản phẩm,…;
- Tự động cập nhật các tính năng mới cho toàn bộ Website sản phẩm. Có nghĩa rằng, tất cả chủ Website luôn được sử dụng phiên bản mới nhất mà không mất chi phí, mất thêm công sức để tải phiên bản mới về và cài đặt.
Trên đây là các so sánh mà Blog Onshop thu thập được về Top2 phần mềm phổ biến nhất hiện nay sẽ hỗ trợ bạn khởi tạo website bán hàng chuyên nghiệp. Liệu bạn đã hình dung được phương án lựa chọn của riêng mình chưa? Đừng quên để lại chia sẻ với Onshop nhé!
Và hãy tiếp tục đón đọc các bài viết tiếp theo để thu thập cho mình thêm nhiều mẹo và cách thức khác để phát triển một Website bán hàng Online lợi hại nha.
Xây dựng 1 website chuyên nghiệp là một ý tưởng kinh doanh không tồi để tăng trưởng doanh thu trong bối cảnh hiện tại. Lắng nghe chia sẻ từ 1 chủ shop còn rất trẻ nhưng đã rất thành công với Website.
Figroom – Khách hàng thành công Onshop
- Nâng cao hiệu quả bán hàng: Thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận, phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh.
- Gia tăng trải nghiệm khách hàng: Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi, tăng độ hài lòng của khách hàng.
- Quản lý bán hàng tập trung: Giúp bạn quản lý công việc kinh doanh hiệu quả và dễ dàng hơn.
- Tiết kiệm chi phí hoạt động: Tiết kiệm thời gian và chi phí, tập trung nhân lực phát triển kinh doanh.