Google Shopping là gì? Và chi tiết 8 bước để thêm sản phẩm vào Google Shopping

Google Shopping là gì? Và chi tiết 8 bước để thêm sản phẩm vào Google Shopping

Nếu đã, đang và dự định bán hàng Website, hay kinh doanh Online nói chúng, chắc bạn đã từng nghe về Google Shopping nhỉ. Vậy Google Shopping là gì, hãy cùng Blog Onshop tìm hiểu trong bài viết lần này nhé. Có một điều chắc chắn rằng công cụ này sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho các nhà bán lẻ đó. Nếu bạn bỏ lỡ cơ hội quảng cáo sản phẩm của mình trên kênh Thương mại điện tử này thì thật là đáng tiếc. 

Để giúp bạn bắt đầu, Onshop đã biên soạn 1 bản hướng dẫn chi tiết này, giúp bạn hiểu rõ hơn Google Shopping là gì và cách khởi tạo chiến dịch Mua sắm đầu tiên của mình. Hãy bắt đầu thôi!

1. Cơ bản về Google Shopping

1.1 Google Shopping là gì? 

Hãy bắt đầu luôn với câu hỏi Google Shopping là gì? 

Về cơ bản, Google Shopping là một dịch vụ Thương mại điện tử của Google. 

Nó cho phép người tiêu dùng tìm kiếm, so sánh và mua sắm sản phẩm của các nhà bán lẻ khác nhau, những người đã trả tiền để quảng cáo trên Google, ngay trên công cụ tìm kiếm phổ biến này. 

Đây còn được gọi là Công cụ tìm kiếm (mua sắm) So sánh, Compare Search Engine (CSE). 

Kết quả Google Shopping hiển thị dưới dạng hình ảnh thu nhỏ hiển thị giá và nhà bán lẻ của từng sản phẩm. Hình ảnh dưới đây sẽ giúp bạn dễ hình dung hơn.

Google Shopping là gì?
Google Shopping là gì?

Tất nhiên, rất đáng tiếc là công cụ này không còn miễn phí nữa.

Khi mới được phát hành vào năm 2002, Google Shopping, lúc đó là Froogle, chỉ đơn thuần yêu cầu bạn thiết lập các dữ liệu sản phẩm, và thực hiện SEO với các cụm từ tìm kiếm nhất định (hiểu đơn giản là Miễn phí). 

Nhưng đến năm 2012, dịch vụ này đã chuyển sang mô hình quảng cáo trả phí và các nhà bán lẻ phải trả tiền để được xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google Shopping.

Từ thời điểm đó trở đi, Google Shopping đã trở thành một “nhánh” của Google AdWords (một công cụ khác để các nhà bán lẻ và doanh nghiệp TMĐT quảng cáo các sản phẩm của họ trên Google, Onshop sẽ có 1 bài viết kỹ hơn về công cụ này sau). 

Khác với quảng cáo Google dựa trên văn bản hiển thị dựa trên từ khóa, Google sử dụng dữ liệu sản phẩm do người bán tải lên để hiển thị quảng cáo Google Shopping.

Dẫu vậy, như một lẽ đương nhiên, muôn dùng công cụ này hiện tại, bạn sẽ cần 1 tài khoản Google Ads để có thể sử dụng công cụ này.

1.2 Google Shopping là gì, có gì mà lại được đánh giá quan trọng như vậy?

Có một câu hỏi khi mua sắm trực tuyến:

Liệu bạn đã bao giờ tìm kiếm một loại sản phẩm, nhưng lại muốn mua sắm tại nhiều thương hiệu, và cửa hàng khác nhau? – Onshop đoán là có. 

Dẫu vậy, đây đôi khi sẽ là một quá trình khá rắc rối bởi bạn có thể sẽ phải nhảy từ trang web này sang trang Web khác để đạt được mục đích của mình. Thật là mệt mỏi phải không?

Hiện tại, chúng ta đã có giải pháp cho vấn đề này. 

Chắc bạn sẽ nghĩ tới ngay những sàn Thương mại như: Amazon, Shopee, Lazada, Tiki,…; nhưng đừng quên Google Shopping nữa. 

Mặc dù về mặt kỹ thuật, Google Shopping không phải là một sàn trực tuyến (mà là một nền tảng quảng cáo) nhưng nó cũng cung cấp cho người mua cơ hội để xem, so sánh nhiều loại sản phẩm từ nhiều cửa hàng, thương hiệu khác nhau tại cùng một giao diện truy vấn tìm kiếm.

Vậy ngoài ra, Google Shopping là gì mà nên sử dụng đến vậy? 

Trước tiên, hãy để tôi chia sẻ với bạn về một trải nghiệm cá nhân của mình khi mua sắm với Google Shopping.

Cụ thể, tháng trước, tôi có nhu cầu mua một chiếc ghế sofa ngủ cho căn hộ mới của mình. Tất nhiên, tôi không hề trung thành, hay trung thành với một thương hiệu đồ nội thất hoặc đồ gia dụng cụ thể nào, cũng như không phải tín đồ săn Sales, mua hàng trên Shopee, Lazada,…

Vì vậy, tôi đã sử dụng cách cách thức đơn giản nhất để tìm kiếm một chiếc ghế sofa mới. Tra cứu Google.

Tôi đã tra cứu “ghế sofa, tiết diện giường ngủ” vào ô tìm kiếm, và nó sẽ hiển thị kết quả như hình phía dưới.

Google Shopping là gì mà lại quan trọng đến vậy?
Google Shopping là gì mà lại quan trọng đến vậy?

Và bằng cách nhấp vào “Xem phần giường ngủ” (See Sleeper Sectional), nhiều người sẽ nhấn vào tab Shopping bên dưới hộp câu hỏi tìm kiếm, tôi có thể truy cập vào danh sách với loạt ghế sofa từ các nhà bán lẻ khác nhau. Google Shopping cũng cho phép tôi lọc kết quả theo mức giá, kích cỡ, chất liệu vải, …

Google Shopping là gì mà lại quan trọng đến vậy?
Giao diện tra cứu của Google Shopping

Sau trải nghiệm này, tôi có thể nói tôi khá là thích thú với công cụ Google Shopping. Không rõ bạn thế nào, nhưng tôi vẫn khá chắc rằng sẽ có nhiều khách hàng từng có trải nghiệm như vậy.

Đó là một ví dụ thức tế, Google Shopping hiệu quả ra sao với những khách hàng không quen với việc mua sắm trên các sàn TMĐT nói riêng và Online nói chung.

Ngoài ra, dưới đây là một số lý do khác mà bạn có thể cân nhắc để sử dụng Google Shopping:

  • Google Shopping bổ sung thêm hình ảnh trực quan cho trải nghiệm mua sắm và tìm kiếm nhiều văn bản.
  • Công cụ này cho phép bạn hiển thị nhiều lần trong Google SERPs(Trang kết quả tìm kiếm của Google).
  • Nghiên cứu chỉ ra google Shopping có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn 30% so với quảng cáo văn bản thông thường của Google AdWords.

Vậy là chúng ta đã cùng trả lời xong câu hỏi Google Shopping là gì rồi. Hãy cùng chuyển sang phần quan trong không kém: Làm sao để thiết lập 1 chiến dịch Google Shopping?

2. Làm sao để thêm sản phẩm vào Google Shopping

Vậy là bạn đã hiểu rõ Google Shopping là gì rồi phải không? Giờ hãy đi vào kiến thức thực tiễn hơn. Đó là cách giúp sản phẩm của bạn được liệt kê trên Google Shopping. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bước cần thiết để thiết lập tài khoản của bạn theo cách thủ công.

(Mẹo: Nếu bạn có quá nhiều sản phẩm, quá trình này có thể dễ dàng và tiết kiệm hơn khi sử dụng công cụ bên ngoài nguồn cấp dữ liệu của Google Shopping, ví dụ như phần mềm quản lý bán hàng Online của Onshop – hỗ trợ tự động đẩy dữ liệu sản phẩm của bạn lên công cụ này)

2.1 Thiết lập tài khoản Google Merchant Center

Để các sản phẩm của bạn được hiển thị trong kết quả của Google Shopping, bạn phải đăng ký tài khoản Google Merchant Center.

Google Shopping là gì?
Giao diện trang chủ Google Merchant Center

Google Merchant Center dễ thiết lập, dễ điều hướng và về cơ bản đóng vai trò là cơ sở quản lý dữ liệu chính cho các sản phẩm và thông tin sản phẩm của bạn. 

(Bạn sẽ quản lý các chiến dịch quảng cáo Google Shopping trong tương lai thông qua Google Ads, tuy nhiên chúng ta sẽ đi sâu vào việc này ở các phần sau). 

2.2 Tối ưu hóa hình ảnh sản phẩm của bạn

Google Shopping sử dụng nguồn dữ liệu thông tin sản phẩm (tên, giá cả, URL website sản phẩm,…) mà bạn đã tải lên để lập chỉ mục (hay thiết lập) kết quả tìm kiếm. 

Tuy nhiên, riêng với phần hình ảnh, Google sẽ trực tiếp lấy các hình ảnh đại diện của sản phẩm trên các trang web bán lẻ mà bạn đã để Link trong phần dữ liệu cung cấp cho công cụ tìm kiếm này. 

Do đó, điều quan trọng đầu tiên là bạn phải tối ưu hóa hình ảnh và danh sách sản phẩm trên trang web của riêng bạn trước khi chuyển sang bước tiếp thị chúng trên Google Shopping.

Một trong những tiêu chí của Google Shopping là chất lượng hình ảnh cao. Ảnh sản phẩm được coi là phần quan trọng nhất trong danh sách của bạn, bởi chúng sẽ góp phần thuyết phục người mua hàng click vào sản phẩm của bạn và mua hàng. 

Google đánh giá cao điều này và – với việc tập trung vào cung cấp trải nghiệm mua sắm tuyệt vời cho người tiêu dùng – thậm chí sẽ thực sự từ chối các chiến dịch Google Shopping nếu hình ảnh có chất lượng thấp.

(Và lưu ý chút này: Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể làm ngơ yếu tố này và tìm cách lách luật thì hãy suy nghĩ lại nhé

Bởi Google đã đưa ra thông báo chính thức rằng họ sẽ thường xuyên kiểm tra chất lượng và không ngần ngại tạm ngưng tài khoản Google Shopping. 

Do đó, hình ảnh sản phẩm xấu không chỉ ảnh hưởng đến doanh số bán hàng mà còn có thể chặn đứng sự tăng trưởng trên kênh Thương mại điện tử này hoàn toàn.) 

Nếu bạn muốn sản phẩm của mình được giới thiệu trên Google Shopping, Onshop khuyên bạn nên làm theo các nguyên tắc về hình ảnh của Google ngay từ đầu, cụ thể như sau

  • Sử dụng nền đồng nhất màu trắng, xám hoặc sáng màu
  • Sử dụng ánh sáng rõ ràng, đồng đều
  • Hiển thị rõ ràng sản phẩm đang được bán. (Hình ảnh phía sau và cận cảnh có thể được sử dụng làm yếu tố trang trí – hỗ trợ, nhưng không phải là yếu tố chính.)
  • Trưng bày sản phẩm theo đúng tỷ lệ và không quá lớn hoặc quá nhỏ. (Sản phẩm của bạn phải chiếm từ 75% đến 90% hình ảnh đầy đủ.)
  • Tránh áp dụng quá đà các yếu tố chỉnh sửa như: làm mờ, nhiễu, mờ dần, viền…
  • Các phương pháp khác, bao gồm: Hiển thị sản phẩm trên cơ thể người mẫu đối với các sản phẩm may mặc; Sử dụng bóng để tạo chiều sâu; Cung cấp nhiều góc độ cho sản phẩm của bạn và giới thiệu những người thực đang sử dụng sản phẩm đó. 

Các yêu cầu kỹ thuật về hình ảnh sản phẩm này cũng rất tốt để bạn có thể áp dụng cho các sản phẩm của mình trên các nền tảng khác như Shopee, Lazada, Tiki,…

2.3 Thu thập và nhập nguồn cấp dữ liệu sản phẩm của bạn

Sau khi hình ảnh của bạn được tối ưu hóa, đã đến lúc tạo nguồn cấp dữ liệu sản phẩm. 

Nguồn cấp dữ liệu sản phẩm của bạn sẽ cho Google biết tất cả về sản phẩm của bạn. Dữ liệu này rất cần thiết vì nó giúp Google tìm và hiển thị các sản phẩm của bạn khi mọi người tìm kiếm các cụm từ hoặc thuộc tính sản phẩm nhất định.

Để thiết lập nguồn cấp dữ liệu sản phẩm của bạn, hãy chuyển đến tài khoản Google Merchant Center của bạn. Nhấp vào Sản phẩm> Nguồn cấp dữ liệu, sau đó nhấp vào biểu tượng “+” màu xanh lam.

Google Shopping là gì? 2
Cung cấp dữ liệu sản phẩm của bạn lên cho Google Shopping

Đầu tiên, nhập quốc gia và ngôn ngữ của bạn. Dữ liệu này xác định những khách hàng sở hữu đặc điểm nhân khẩu học (tuổi tác, vị trí địa lý,…) có thể sẽ phù hợp sản phẩm của bạn. 

Điều này rất quan trọng trong việc tối ưu hiệu quả chiến dịch của bạn.

Tiếp theo, đặt tên cho nguồn cấp dữ liệu sản phẩm của bạn và chọn cách bạn sẽ nhập thông tin sản phẩm của mình.

Google Shopping là gì? 3
Đầu tiên, nhập quốc gia và ngôn ngữ của bạn.

Nếu chọn Google Trang tính, bạn có thể tải lên bảng tính mình tự tạo hoặc sử dụng mẫu do Google Merchant Center cung cấp. 

(Bước này cũng cho phép bạn tạo lịch tải lên tùy thuộc vào tần suất bạn cập nhật kho dữ liệu của mình)

Google Shopping là gì? 4
Lựa chọn cách thức bạn nhập dữ liệu

Bảng tính này được sử dụng để tập hợp các thuộc tính sản phẩm mà Google sẽ sử dụng để thiết lập hiển thị sản phẩm của bạn. 

Và đừng quá lo vì bạn không biết nên đưa vào những thông tin nào.

Dưới đây là danh sách ngắn gọn về một số thuộc tính sản phẩm bắt buộc mà Google sử dụng để tạo Quảng cáo mua sắm trên Google của bạn (Dựa trên về ví dụ ghế sofa Onshop chia sẻ ở trên):

  • idMã số nhận dạng duy nhất của sản phẩm. Có thể sử dụng mã SKU nếu có thể. Ví dụ: S123
  • titleTiêu đề sản phẩm của bạn. Phải phù hợp với trang đích của sản phẩm. Thêm bất kỳ thông tin cụ thể nào mà người mua sắm có thể tìm kiếm, chẳng hạn như kích thước, màu sắc hoặc kiểu dáng. 

Ví dụ: Ghế sofa có phần Super Comfy Sleeper của Allie, màu xám

  • Mô tả (description)Mô tả chính xác về sản phẩm của bạn. Phải phù hợp với trang đích của sản phẩm. Chỉ bao gồm thông tin về sản phẩm. 

Ví dụ: Chiếc ghế sofa dành cho người ngủ này được làm đặc biệt cho căn hộ mới. Được làm từ 100% vật liệu dựa trên đám mây, chiếc ghế sofa này hoàn hảo để 1 ôm chú chó và xem Netflix. Nó cũng có thể trở thành một chiếc giường kéo khi có khách ghé thăm.

  • Liên kết (link)URL của trang đích sản phẩm của bạn. Nên bắt đầu bằng http hoặc https. Ví dụ: https://www.alliessofa.com
  • Đường dẫn địa chỉ hình ảnh (image link)URL của hình ảnh chính của sản phẩm của bạn. Nên bắt đầu bằng http hoặc https. Ví dụ: https://www.alliessofa.com/image1.jpg
  • Tính khả dụng (availability)Tính khả dụng của sản phẩm của bạn. Sản phẩm của bạn còn hay không. Trạng thái cần phù hợp với tình trạng sẵn có từ trang đích của sản phẩm. Ví dụ: Còn hàng
  • Giá cả (price)Giá sản phẩm của bạn. Đối sánh giá từ trang đích của sản phẩm và đơn vị tiền tệ của quốc gia nơi sản phẩm được bán chủ yếu. Ví dụ: $ 500,00
  • Danh mục sản phẩm Google (google_product_category)Danh mục sản phẩm Google xác định cho sản phẩm của bạn. Bao gồm một danh mục phù hợp nhất. Ví dụ: Xofa >>> Nội thất lắp ghép (Sectional) >>> Giường ngủ (Sleeper)
  • Thương hiệu (brand)Tên thương hiệu sản phẩm. Cung cấp những thương hiệu uy tin sẽ thường được khách hàng công nhận hơn. Ví dụ: Allie’s

Bạn có thể tìm thấy danh sách đầy đủ về mẫu dữ liệu Sản phẩm của Google tại đây. Onshop nghĩ bạn nên đọc nó vì chúng tôi không thể đưa toàn bộ danh sách các thuộc tính vào trong bài đăng blog này. 

Nếu bạn chọn sử dụng mẫu do Google Merchant Center cung cấp, công cụ này cũng sẽ cung cấp 1 bảng tính với các thuộc tính sản phẩm, như đã đề cập ở trên, dưới dạng tiêu đề cột.

Google Shopping là gì? 6
Mẫu Google Spreadsheet được Google Merchant cung cấp cho bạn

Nếu bạn chọn tạo bảng tính của riêng mình, hãy điền các thuộc tính sản phẩm làm tiêu đề cột. Rồi điền dữ liệu tương ứng của mỗi sản phẩm theo từng hàng riêng biệt của nó. Nếu một thuộc tính không áp dụng cho một sản phẩm, hãy để trống ô đó. Khi hoàn tất, chỉ cần tải tài liệu lên Google Merchant Center.

Và hoàn hảo, bạn đã hoàn thành xong việc nhập dữ liệu lên Google Shopping.

Google Shopping là gì? 8
Giờ bạn có thể kiểm tra tập dữ liệu đã tải lên của bạn tại Sản phẩm> Nguồn cấp dữ liệu> Nguồn cấp dữ liệu chính

Từ thời điểm này trở đi, bạn có thể truy cập nguồn cấp dữ liệu sản phẩm của mình trên tài khoản Google Merchant Center trong Sản phẩm> Nguồn cấp dữ liệu> Nguồn cấp dữ liệu chính.

2.4 Liên kết tài khoản Google AdWords của bạn

Khi bạn tìm kiếm một sản phẩm trên Google, kết quả Google Shopping mà bạn nhìn thấy, bản chất là 1 loại hình quảng cáo.

Đúng vậy, như chúng ta đã trao đổi suốt từ đầu, để đưa sản phẩm của bạn lên Google Shopping, bạn phải trả tiền. 

Công cụ Google Merchant Center Onshop chia sẻ ở phần trước là nơi Google lấy thông tin về sản phẩm của bạn, và bây giờ, hãy chuyển sang công cụ thứ 2 là Google AdWords, công cụ sẽ “giúp” người tiêu dùng nhìn thấy sản phẩm của bạn.

Giờ, hãy cùng bắt đầu quy trình sử dụng Google AdWords thôi.

Và bước đầu tiên, để đưa sản phẩm của bạn đến với người mua sắm qua Google Shopping, bạn sẽ phải liên kết tài khoản Google AdWords của mình.

Đăng nhập vào tài khoản Google Merchant Center của bạn. Ở góc trên cùng bên phải, bạn sẽ tìm thấy ba dấu chấm dọc. Bấm vào đó và lựa chọn Liên kết tài khoản (Account Linking).

Sau đó, điền ID tài khoản của mình là bạn đã sẵn sàng sử dụng được rồi.

Google Shopping là gì? 9
Truy cập vào Account Linking để liên kế Google Merchant Center và Google Adwords

Nếu bạn không có tài khoản Google AdWords, bạn có thể tạo một tài khoản ngay tại đây. Sau khi truy cập vào Account Linking, bạn có thể nhấn vào “Create Account/Tạo tài khoản” và bắt đầu tạo tài khoản Google AdWords của riêng mình..

Google Shopping là gì? 10
Bạn có thể tạo tài khoản Google Adwords ngay tại giao diện của Account Linking

2.5 Tạo chiến dịch Google Shopping

Khi tài khoản Google AdWords của bạn được liên kết, bạn sẽ có thể tạo chiến dịch Google Shopping và quảng cáo sản phẩm của mình. 

Dưới đây, có một số cách khác nhau để bạn bắt đầu.

  • Cách 1: Khởi tạo qua Google Merchant Center

Một cách để tạo chiến dịch Google Shopping là thông qua tài khoản Google Merchant Center của bạn. Sau khi bạn liên kết tài khoản Google AdWords của mình qua trang Liên kết tài khoản, bạn sẽ có thể truy cập nó từ cùng một nơi. Tại đây, bạn chỉ cần click vào Tạo chiến dịch mua sắm/Create Shopping Campaign.

Google Shopping là gì?
Bạn có thể tạo chiến dịch ngay tại Google Merchant Center

Tiếp theo, chèn tên chiến dịch, quốc gia bán và ngân sách hàng ngày. Khi bạn hoàn thành click “Tạo”, bạn sẽ được nhắc tiếp tục quản lý chiến dịch của mình thông qua Google AdWords.

  • Cách 2: Sử dụng Google AdWords

Hãy đăng nhập vào tài khoản Google AdWords của bạn. 

Mở tab Chiến dịch trên menu bên trái, nhấp vào biểu tượng “+” màu xanh lam và chọn Chiến dịch mới.

Google Shopping là gì?
Tạo chiến dịch Shopping với Google Adwords

Đầu tiên, hãy chọn một mục tiêu chiến dịch. 

Chiến dịch Google Shopping có thể có mục tiêu là Bán hàng (Sales), Khách hàng tiềm năng (Leads) hoặc Lưu lượng truy cập trang web (Website Traffic)

Google Shopping là gì?
Khi lướt chuột qua các lựa chọn phù hợp cho chiến dịch Google Shopping, bạn có thể thấy nhãn Shopping ở góc dưới bên trái của ô

(Bạn có thể thấy nhãn Shopping/Mua sắm hiện ra ở phía dưới khi bạn di chuột lướt qua mục tiêu.)

  • Các chiến dịch Bán hàng (Sales) hướng đến thúc đẩy doanh số bán hàng trực tuyến hoặc trực tiếp. 
  • Chiến dịch khách hàng tiềm năng (Leads) mục tiêu chính là thu thập khách hàng tiềm năng và các chuyển đổi khác bằng cách khuyến khích người mua sắm hoàn thành một hành động. 
  • Chiến dịch lưu lượng truy cập trang web (Website traffic) thì tăng cường lượng người đến trang web của bạn.

Google điều chỉnh từng chiến dịch để phù hợp với mục tiêu của bạn, vì vậy hãy đảm bảo chọn chiến dịch nào phù hợp nhất với doanh nghiệp hay cửa hàng của bạn.

Sau khi bạn chọn mục tiêu chiến dịch, hãy chỉ định loại chiến dịch là Shopping. Đảm bảo rằng tài khoản Google Merchant Center của bạn được hiển thị (để Google AdWords biết lấy dữ liệu sản phẩm của bạn từ đâu), cũng như quốc gia bạn muốn kinh doanh.

Cuối cùng, chọn một loại chiến dịch phụ: 

Lưu ý: Chiến dịch Mua sắm thông minh (Smart Shopping) đòi hỏi Mã theo dõi chuyển đổi để AdWords có thể đo lường việc Quảng cáo tạo ra đơn hàng trên website của bạn.

Tuy nhiên, với mục đích giải thích cơ bản trong bài viết này, hãy bắt đầu với “Chiến dịch mua sắm thông thường (Standard Shopping) nhé.

Màn hình dưới đây chứa tất cả cài đặt chiến dịch Google Shopping của bạn. Trước tiên, hãy nhập tên chiến dịch. Sau đó, thiết lập các Cài đặt bổ sung, bạn có thể bật chế độ Quảng cáo sản phẩm tại cửa hàng gần nhất (Local Inventory Ads) hoặc thay đổi tùy chọn URL chiến dịch của bạn.

Google Shopping là gì?
Hoàn tất cài đặt chiến dịch của bạn

2.6 Đặt giá thầu trên chiến dịch Mua sắm của bạn

Tiếp theo, trong cài đặt Google Shopping, bạn sẽ được yêu cầu chọn chiến lược đặt giá thầu và đặt ngân sách chiến dịch của mình.

Đặt giá thầu là cách bạn trả tiền để cạnh tranh vị trí hiển thị đến với người xem, quyết định nhiều đến khả năng họ nhấp vào và tương tác với quảng cáo của bạn. 

Theo Google, “giá thầu vừa đủ (hợp lý) và dữ liệu sản phẩm có chất lượng cao sẽ giúp quảng cáo của bạn có thứ hạng cao hơn”.

(Mẹo: Google có một Công cụ mô phỏng đấu giá khá thú vị sẽ cho bạn biết những thay đổi giá thầu có thể ảnh hưởng đến hiệu suất quảng cáo của bạn như thế nào. Ngoài ra, GoDataFeed đã viết một hướng dẫn tuyệt vời về các chiến lược đặt giá thầu trên Google Shopping cũng có thể hữu ích.)

Google Shopping là gì?
Bạn có rất nhiều lựa chọn đấu giá cho các chiến dịch Google Shopping của mình

Đầu tiên, hãy cùng lựa chọn chiến lược giá thầu của bạn: 

  • CPC thủ công (CPC – Cost per click giá mỗi lần khách hàng click vào quảng cáo): Bạn sẽ tự tính toán và tự đặt ra CPC tối đa cho quảng cáo của mình. 
  • CPC tự động: Google sẽ tính toán hộ bạn 
  • Ngoài ra, bạn có thể đấu ra theo Lợi tức mục tiêu trên chi tiêu quảng cáo (ROAS – return on ad spend) và CPC nâng cao. Tuy nhiên chúng đều yêu cầu gắn mã chuyển đổi theo dõi chuyển đổi vì Google sử dụng tỷ lệ chuyển đổi của quảng cáo của bạn để đặt giá thầu hiệu quả nhất cho các sản phẩm.
  • Với Tối đa hóa số lần nhấp (Maximize Click), Google Ads sẽ tự động đặt giá thầu của bạn để nhận được nhiều lượt click nhất có thể trong phạm vi ngân sách của bạn. Bạn cũng có thể thiết lập thêm giới hạn giá thầu CPC Tối đa để giới hạn chi tiêu của mình cho mỗi quảng cáo.

Tiếp theo, chọn ngân sách chiến dịch của bạn. Đây là số tiền bạn muốn chi tiêu trung bình mỗi ngày… nhưng số tiền này không bị giới hạn hàng ngày. 

Thay vào đó, Google quản lý ngân sách của bạn hàng tháng: trong một tháng, bạn sẽ không chi tiêu nhiều hơn Số tiền = Ngân sách hàng ngày của bạn x Số ngày trong mỗi tháng.

Hãy lấy 1 ví dụ để bạn dễ hình dung hơn: 

Giả sử tôi đặt ngân sách trung bình mỗi ngày cho chiến dịch của mình thành 100.000 VND cho tháng 2. Google sẽ tính rằng tôi sẵn sàng chi 100.000 VND x 28 ngày = 2.800.000 VND trong tháng 2. 

Và khi đặt giá thầu trên, Google có thể chi nhiều hơn hoặc ít hơn 100.000 VND trong một ngày, nhưng sẽ đảm bảo không bao giờ chi quá 2.800.000 trong tháng.

 

Bạn cũng có thể đặt phương thức phân phối cho ngân sách của mình: Standard (Cơ bản) – chi tiêu ngân sách của bạn đồng đều theo thời gian – và Accelerated – Chi tiêu nhanh hơn.

Cuối cùng, nếu bạn đang chạy nhiều chiến dịch, bạn có thể đặt thứ tự ưu tiên giữa các chiến dịch để Google căn chỉnh lại giá thầu.

2.7 Nhắm mục tiêu và Lên kế hoạch cho chiến dịch Google Shopping của bạn

Phần cuối cùng của cài đặt chiến dịch Google Shopping là về nhắm mục tiêu và lập lịch chiến dịch của bạn. Phần này rất quan trọng vì nó quyết định ai sẽ xem quảng cáo sản phẩm của bạn và khi nào.

Hai cài đặt đầu tiên – Networks (Mạng lưới liên kết) và Devices (Thiết bị) sẽ không được thay đổi. Về cơ bản, họ chỉ cho bạn biết nơi quảng cáo sản phẩm của bạn sẽ hiển thị.

Google Shopping là gì?
Hai cài đặt đầu tiên – Networks (Mạng lưới liên kết) và Devices (Thiết bị) sẽ không được thay đổi.

Tiếp theo, chọn các vị trí mà quảng cáo của bạn sẽ nhắm mục tiêu. Đảm bảo rằng bạn chỉ chọn các vị trí mà bạn đang ở và/hoặc có thể giao hàng đến. 

Trong Tùy chọn vị trí, bạn có thể thay đổi các cài đặt Target (Mục tiêu)Exclude (Loại trừ)

Những tùy chọn này đảm bảo rằng bạn đang tiếp thị cho những người phù hợp nhất: những người ở vị trí mục tiêu của bạn và những người đang tìm kiếm (còn gọi là quan tâm đến) những lựa chọn tại các vị trí đó. (Ngược lại, đối với các vị trí bị loại trừ của bạn).

Tuy nhiên, các chuyên gia tại Onshop khuyên rằng bạn nên để nguyên các lựa chọn mặc định của Google nếu mới bắt đầu.

Cuối cùng, hãy đặt ngày bắt đầu và kết thúc của chiến dịch Google Shopping của bạn. Quảng cáo của bạn sẽ tiếp tục chạy trừ khi bạn đặt ngày kết thúc, vì vậy đừng quên phần đó.

Google Shopping là gì?
Hãy nhớ cái đặt ngày bắt đầu và kết thúc vì quảng cáo của bạn sẽ tiếp tục chạy trừ khi bạn đặt ngày kết thúc.

2.8 Tạo nhóm quảng cáo

Sau khi hoàn thành cài đặt chiến dịch Google Shopping, bạn sẽ được nhắc tạo nhóm quảng cáo cho chiến dịch của mình. Nhóm quảng cáo xác định loại quảng cáo bạn sẽ chạy và cách bạn tổ chức đặt giá thầu cho những quảng cáo đó.

Bạn có thể chạy 2 loại nhóm quảng cáo: 

  • Quảng cáo mua sắm sản phẩm (Product Shopping): Quảng cáo quảng bá một sản phẩm duy nhất. 
  • Quảng cáo trưng bày mặt hàng (Showcase Shopping): Quảng cáo cho phép bạn quảng cáo nhiều sản phẩm như một phần của quảng cáo sản phẩm hoặc phong cách sống đại diện cho thương hiệu hoặc doanh nghiệp của bạn.

Nếu bạn chọn nhóm quảng cáo Mua sắm Sản phẩm, hãy nhập tên nhóm quảng cáo của bạn và đặt giá thầu CPC tối đa.

Google Shopping là gì?
Bước này sẽ giúp bạn tạo ra một nhóm quảng cáo lớn, bao gồm tất cả các sản phẩm của bạn.

Điều này sẽ tạo ra một nhóm quảng cáo lớn, bao gồm tất cả các sản phẩm của bạn. Nếu bạn muốn lọc các sản phẩm của mình kỹ lưỡng hơn, bạn có thể tạo các nhóm quảng cáo riêng biệt cho các danh mục khác nhau.

Nếu bạn chọn nhóm quảng cáo Trưng bày mặt hàng, hãy nhập tên nhóm quảng cáo của bạn và đặt giá thầu CPE (cost-per-engagement: giá mỗi lần tương tác) tối đa. (Lượng tương tác sẽ được tính khi người dùng nào đó ấn Mở rộng Quảng cáo trưng bày mặt hàng của bạn và dành ít nhất 10 giây trong quảng cáo.) Cuối cùng, chọn sản phẩm để quảng cáo như một phần của Quảng cáo trưng bày mặt hàng.

Khi bạn nhấp vào Lưu, chiến dịch của bạn sẽ được kích hoạt.

Và tới đây, chúc mừng bạn đã hoàn thành chiến dịch Google Shopping đầu tiên của mình… chúng tôi hy vọng sẽ thấy các sản phẩm của bạn trong kết quả của Google Shopping!

3. Tóm lại, Google Shopping là gì? 

Đến đây chắc là bạn đã hiểu được Google Shopping là gì?

Đây có thể coi là một sự thay đổi đáng hoan nghênh so với các trải nghiệm mua sắm trực tuyến nặng về văn bản khác. Nó gần giống như một trung tâm mua sắm kỹ thuật số – người mua sắm có thể vào, tìm kiếm những gì họ muốn và xem nhiều nhãn hiệu và loại sản phẩm khác nhau trên cùng một màn hình. 

Vì lý do đó, nhiều người có vẻ yêu thích hình thức này hơn là mua sắm sản phẩm trên từng kênh trang thương mại điện tử độc lập.

Nếu các sản phẩm thực của bạn chưa được quảng cáo trong kết quả của Google Shopping, hãy cân nhắc thêm công cụ này vào các hoạt động tiếp thị của bạn. Nó không chỉ giúp tăng lưu lượng truy cập trang web của bạn mà còn mang lại cho bạn khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng mà bạn có thể không thu thập được. 

Sử dụng bài viết này để bắt đầu và chạy chiến dịch Google Shopping của bạn, đồng thời bạn sẽ thấy cách nó có thể mang lại lợi ích to lớn cho chiến lược thương mại điện tử của bạn.

Hi vọng với bài viết trên, bạn đã có được câu trả lời thỏa mãn cho câu hỏi “Google Shopping là gì” cũng như cách sử dụng công cụ này. Hãy tiếp tục theo dõi Blog Onshop để có thêm các kiến thức thú vị về Digital Marketing nhé!

Xem thêm:

Share