4 “Mẹo” để Thương mại trên mạng Xã hội hiệu quả vào năm 2021

4 “Mẹo” để Thương mại trên mạng Xã hội hiệu quả vào năm 2021

Việc mua bán trực tuyến đang không ngừng thay đổi và “Thương mại  trên mạng Xã hội” chính là xu hướng mới và tiềm năng nhất . Bằng chứng là Facebook  đã cho ra mắt nền tảng thương mại Facebook Shops của riêng mình đầu năm nay, chính thức “giương cờ” cạnh tranh với các ông lớn như Amazon, Alibaba,…. Các chuyên gia hiện đều đã “xắn tay áo lên” tìm hiểu, và đánh giá lại các hoạt động Kinh doanh online cũng như nghiên cứu cách tận dụng tối đa lợi ích của xu hướng này. Và nếu bạn muốn phát triển việc kinh doanh hiện giờ thì đừng bỏ qua bài viết này. Hãy dành chút thời gian cùng Onshop tìm hiểu hiểu chính xác “Thương mại trên mạng Xã hội” là gì, điểm khác biết, cũng như nêu ra 4 thủ thuật có thể tạo ra thành công cho riêng bạn khi bán hàng trên mạng xã hội nhé!

1. Tìm hiểu những điều cơ bản về “Thương mại trên mạng xã hội”

1.1 Thương mại trên mạng Xã hội là gì?

Tóm tắt một cách giản đơn, Thương mại trên mạng Xã hội (Social Commerce) là việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để tạo thuận lợi cho các giao dịch Thương mại điện tử (E-commerce). 

Nói một cách dễ hiểu hơn, thì việc chúng ta kinh doanh trên Facebook, Instagram, Zalo chính là Thương mại trên mạng Xã hội.

1.2 Đâu là điểm khác biệt giữa Thương mại trên mạng Xã hội và Thương mại điện tử?

Trước kia, Thương mại điện tử sẽ diễn ra trên trang web của bạn, sử dụng nền tảng như Shopify để tạo điều kiện thuận lợi cho việc buôn bán hàng hóa.

quảng cáo trên mạng xã hội dù được biết tới là công cụ để tìm người mua tiềm năng; nhưng cơ bản thì nó vẫn được sử dụng như là 1 phương pháp để hút khách hàng về website, nơi họ có thể mua hàng. Nói văn hoa thì nó là 1 trong những phương thức để bạn thực hiện Thương mại điện tử. Số lượng người áp dụng cách làm này tăng đáng kể trong những năm trở lại đây. 

Thương mại trên mạng Xã hội cũng có thể được coi là một tập con của Thương mại điện tử, nhưng nó cho phép khách hàng mua hàng trực tiếp ngay tại các nền tảng truyền thông xã hội, thay vì phải tốn thêm 1 bước chuyển, đưa khách về trang web.

Ví dụ: Một khách hàng nhấp vào quảng cáo cho sản phẩm của bạn trên Instagram không cần rời khỏi ứng dụng để mua hàng trên website của bạn nữa, họ có thể thanh toán trên Instagram theo đúng nghĩa đen.

Thương mại xã hội: Người dùng có thể mua đồ trực tiếp trên ứng dụng mạng xã hội thay vì phải chuyển sang ứng dụng khác
Người dùng có thể mua sắm trực tiếp trên MXH thay vì phải chuyển sang ứng dụng khác. Nguồn Ảnh

1.3 Bán hàng qua mạng xã hội (social selling) là gì?

Do sự khá tương đồng của những thuật ngữ này, bạn sẽ dễ dàng nhầm lẫn.

  • Thương mại trên mạng Xã hội (social commerce) là việc bán sản phẩm trực tiếp trên các ứng dụng mạng xã hội. Hiểu nôm na là khách có thể xem sản phẩm, mua hàng, đặt đơn, thanh toán,… hệt như trên 1 sàn Thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki…); chỉ khác là nó được thực hiện ngay tại các ứng dụng MXH như Facebook, Insta,… mà thôi.
  • Bán hàng qua mạng xã hội (social selling) là quá trình sử dụng MXH để bán hàng thông qua chia sẻ nội dung, trả lời comment, nói chung là tương tác với người mua. Ví dụ thường thấy và dễ hiểu nhất trên Facebook là livestream bán hàng, đăng post vào các group,…

2. Tại sao lại cần Thương mại trên mạng Xã hội?

Lợi ích lớn nhất của việc áp dụng chiến lược Thương mại trên mạng xã hội là nó đơn giản hóa và giúp quá trình mua hàng của khách tiện lợi, và trơn tru hơn.

Khách hàng của bạn không sẽ không còn phải rời khỏi ứng dụng (hay website) Facebook, Insta,… để truy cập vào 1 trang web khác. Giờ họ có thể thanh toán dễ dàng, liền mạch, ngay lập tức tại thời điểm nhìn thấy sản phẩm; sau đó, tiếp tục trở lại xem thông tin trên news feed, mà không phải mất công truy cập lại ứng dụng hay website.

Ưu điểm này là một điều đặc biệt hữu ích, đối với nhóm khách hàng những người mua sắm trẻ tuổi. Bởi họ là những người có thói quen và sở thích mua hàng trên mạng xã hội (48% người dùng Internet từ 18 đến 34 đã từng mua hàng qua mạng xã hội), và đặc biệt ưu chuộng những gì tiện lợi (chắc chắn không thích việc chuyển qua chuyển lại giữa các ứng dụng để mua hàng). 

Điều này có nghĩa Thương mại trên mạng Xã hội sẽ khiến nhóm đối tượng này mua sắm nhiều hơn. 

Ngoài ra, Thương mại trên mạng Xã hội không chỉ có sự tăng trưởng đáng kể về số lượng người tiêu dùng, mà các thương hiệu cũng đang sẵn sàng áp dụng mô hình này. Tỷ lệ chấp nhận các trang Facebook có thể mua sắm đã tăng 24%; trong khi tỷ lệ chấp nhận các trang Instagram có thể mua sắm đã tăng đột biến tới tận 43%.

Không có gì ngạc nhiên khi những người sử dụng chính là các cửa hàng bách hóa, cửa hàng bán lẻ và các thương hiệu làm đẹp.

Số lượng thương hiệu áp dụng Thương mại Xã hội trên Facebook và Instagram
Số lượng thương hiệu áp dụng Thương mại Xã hội trên Facebook và Instagram. Nguồn Ảnh

3. Nền tảng nào là hiệu quả nhất cho Thương mại Xã hội?

Mặc dù ngày càng có nhiều nền tảng MXH đang phát triển tính năng Thương mại trên mạng Xã hội, nhưng hiện nay có 3 ông lớn sở hữu không gian mua sắm mà bạn nên để ý:

3.1 Instagram Shops

Chẳng ngạc nhiên khi bản cập nhật Instagram gần đây đã chứng kiến nền tảng này tham gia vào cuộc chiến đầy khốc liệt này.

Trước đây, với việc xuất hiện nút CTA (kêu gọi hành động) “Shop Now”gắn thẻ mua sắm (được hiển thị bằng hình cái túi gắn vào trong các ảnh), Insta đã lấn sân và khẳng định sự có mặt của mình trong cuộc đua Thương mại điện tử. 

Nhưng giờ đây, họ đã tự nâng tầm với Instagram Shops, cho phép người dùng thăm quan cửa hàng tại phần profile (hồ sơ tài khoản) của các shop (bằng cách vào nhấn nút View shop) hoặc là từ bảng tin, story của các shop đó.

Instagram đang khẳng định vị thế đi đầu của mình trong xu hướng Thương mại Xã hội
Instagram đang khẳng định vị thế đi đầu của mình trong xu hướng Thương mại trên mạng Xã hội. (Nguồn: trên mạng)

Điều này đem lại cho các doanh nghiệp và các chủ shop nhiều cách hơn để thu hút người mua sắm mới. Và với khoảng 20% người dùng Internet hiện nay sử dụng Instagram, thì chúng ta đang có một thị trường khổng lồ đang chờ được tiếp cận.

Và những người mua đó đang ngày càng dành nhiều thời gian trên mạng xã hội, với tổng cộng thời gian trung bình hiện nay dành cho các ứng dụng này vào năm 2020 là 863 giờ.

Vì vậy, bây giờ chính là thời điểm tốt nhất để bạn thiết lập cửa hàng trên Instagram.

3.2 Facebook Shops

Được phát hành đồng thời với Instagram Shops, Facebook Shops có cùng một phương thức hoạt động, chỉ khác là áp dụng với nền tảng ứng dụng Facebook.

Nắm bắt được việc nhiều doanh nghiệp nhỏ đã tận dụng rất tốt sự yêu thích đối với Marketplace, Facebook đã đưa ra một ý tưởng tưởng thông minh để làm cho quy trình trở nên liền mạch hơn cho cả người mua và người bán.

“Mục tiêu của chúng tôi là giúp mua sắm liền mạch và trao quyền cho bất kỳ ai từ chủ doanh nghiệp nhỏ đến các Thương hiệu toàn cầu sử dụng ứng dụng của chúng tôi để kết nối với khách hàng” Facebook giới thiệu 

Lợi ích của việc thiết lập Facebook Shop cho cửa hàng Thương mại điện tử của bạn dựa trên thực tế rằng ngày càng có nhiều người dùng mua hàng qua mạng xã hội.

Trên thực tế, khoảng 18% người dùng mạng xã hội ở Mỹ đã mua một sản phẩm sau khi tìm thấy trên Facebook trong năm qua.

Và với mong muốn mua sắm nhiều hơn trên mạng xã hội trong tương lai, các doanh nghiệp đang đứng trước cơ hội to lớn để đón đầu xu hướng Thương mại trên mạng Xã hội.

3.3 Pinterest

Facebook và Instagram có thể là những lựa chọn quá rõ ràng cho cửa hàng Thương mại trên mạng Xã hội của một cửa hàng hay doanh nghiệp. Nhưng đừng đánh giá vội vàng về tiềm năng của Pinterest.

 

Pinterest cũng là 1 trong 3 nền tảng tiên phong phát triển thương mại xã hội
Pinterest cũng là 1 trong 3 nền tảng tiên phong phát triển Thương mại trên mạng Xã hội. Nguồn ảnh

Một lượng lớn người dùng Pinterest (83% ) đã mua sản phẩm dựa trên những thứ mà họ đã thấy trên nền tảng này.

Và nếu bạn là một doanh nghiệp nhỏ hoặc bạn đang tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường, thì bây giờ là cơ hội không thể tốt hơn để tạo một cửa hàng trên Pinterest.

Điều này là bởi vì Pinterest gần đây đã báo cáo rằng số lượt tìm kiếm “không có chất thải”, “sống thân thiện với môi trường” và “hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ” tăng lần lượt 93%, 108% và 351%.

Nếu bạn đã thiết lập một cửa hàng Thương mại điện tử, thì việc tạo một cửa hàng trên Pinterest rất dễ dàng.

Sử dụng danh mục Pinterest, bạn có thể tải toàn bộ phạm vi sản phẩm của mình lên nền tảng và ngay lập tức tạo các ghim mua sắm (shoppable pin) để có thể nhanh chóng tăng doanh số Thương mại trên mạng Xã hội của bạn.

4. 4 Mẹo và Thủ thuật để Kinh doanh Thương mại trên mạng Xã hội hiệu quả

Nếu bạn đã sẵn sàng để nhảy lên “chuyến tàu” Thương mại trên mạng Xã hội thì dưới đây là bốn lời khuyên hữu ích, và thiết yếu trước khi bạn bắt đầu.

1. Các mặt hàng có giá thấp hơn sẽ bán chạy hơn

Nếu bạn đang bán đồ nội thất sang trọng hoặc thiết bị cao cấp, bạn có thể không đạt được kết quả mong muốn thông qua Thương mại trên mạng Xã hội như các nhà bán lẻ giá thấp hơn.

Điều này thường đúng đối với Thương mại điện tử nói chung, với các đơn đặt hàng trung bình trị giá khoảng $140 (3.230.000 VND), tùy thuộc vào khu vực của bạn. Nhưng với các cửa hàng trên mạng xã hội thì giá 1 đơn hàng trung bình chỉ là 79 đô la. 

>>> Rõ ràng là các sản phẩm có giá thấp hơn hiệu quả hơn.

Giá đơn hàng thương mại điện tử trung bình tại các quốc gia cao hơn so với giá đơn trung bình của thương mại xã hội
Giá đơn hàng thương mại điện tử trung bình tại các quốc gia. Nguồn Ảnh

Có một vài lý do tương đối hợp lý:

  • Đầu tiên, với những mặt hàng đắt tiền thì mong muốn đầu tiên rõ ràng là “thử trước khi mua” và thực tế là việc mua hàng qua internet khiến điều đó trở nên bất khả thi (và với MXH, tình trạng hàng giả hàng thật lẫn lộn thì càng khó khăn hơn)
  • Thứ hai, mạng xã hội chưa được đa số chấp nhận như một nơi để mua sắm có chủ đích. Và những khách hàng mua hàng qua mạng xã hội thường có xu hướng mua hàng khá bốc đồng gặp sản phẩm, thấy thích thì mua chứ không tự nguyện tìm kiếm sản phẩm.

Tất nhiên, đó chỉ là hiện trạng bây giờ, điều này sẽ dần dần thay đổi khi bối cảnh Thương mại trên mạng Xã hội phát triển.

Lưu ý: Trong trường hợp bạn bán nhiều loại sản phẩm với các mức giá khác nhau, bạn sẽ muốn sử dụng chi tiêu quảng cáo của mình cho các sản phẩm có giá thấp hơn.

Và đừng quên lấy địa chỉ email, số điện thoại,… tại thời điểm mua hàng. Vì bạn hoàn toàn có thể sử dụng contact này để bán thêm các mặt hàng lớn hơn sau này!

2. Tạo bot thanh toán tự động

Quay trở lại “những ngày xưa tươi đẹp”, khách hàng được chỉ dẫn đi qua hành trình mua sắm bởi một người bán hàng thực sự. Điều này không chỉ tuyệt vời để duy trì chất lượng dịch vụ ở mức cao mà còn ngăn khách hàng bị phân tâm bởi các yếu tố bên ngoài và từ bỏ việc mua hàng.

Còn nói đến mua hàng thông qua mạng xã hội, người mua thường không có trải nghiệm mua sắm tương tự, trừ khi bạn triển khai thanh toán bằng bot tự động.

Đây vẫn là một công nghệ mới, mặc dù bản thân chatbot đã xuất hiện được một thời gian, với dự báo thị trường sẽ đạt gần 1,25 tỷ USD vào năm 2025.

Nếu bạn đang định chạy Facebook Shop thì bạn nên xem thử 2 nhà cung cấp Jumper.ai, hoặc NovaonX.

Tích hợp công nghệ “nhỏ nhưng có võ” này cho phép bạn tạo một cuộc hội thoại tự động liên quan trực tiếp đến sản phẩm bạn đang bán, để người mua sắm có thể tương tác trực tiếp với bot giống như họ làm với một nhân viên bán hàng trực tiếp thực sự.

Người ta dự đoán rằng bằng cách sử dụng AI, các nhà bán lẻ có thể tiết kiệm tới 340 tỷ đô la mỗi năm vào năm 2022. Và với các công cụ như này, bạn còn có thể kiếm được nhiều doanh thu hơn nữa.

3. Tích hợp Thương mại trên mạng xã hội vào nền tảng Thương mại điện tử của bạn

Một phần của việc bắt kịp các xu hướng mới nhất là việc bạn phải đầu tư hàng giờ để kết hợp nền tảng mới với những gì bạn đang làm, mỗi khi nó xuất hiện.

Và vì vậy, có thể  bạnđang nghĩ “Thương mại trên mạng Xã hội có thực sự xứng đáng với mọi thời gian và nỗ lực không?” 

Vâng, câu trả lời ngắn gọn là .

Và có 1 giải pháp tương đối khôn ngoan bạn nên tham khảo: Tích hợp các cửa hàng Thương mại trên mạng Xã hội mới với nền tảng Thương mại điện tử hiện có của bạn thay vì các nền tảng kinh doanh nào khác.

Tích hợp dữ liệu trên 2 loại nền tảng chưa bao giờ dễ dàng hơn thế (bởi dù sao Thương mại trên mạng Xã hội là 1 tập con của Thương mại điện tử mà). Đây cũng là lý do tại sao 51% nhà tiếp thị đang làm điều đó.

Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên thực hiện các thay đổi hoặc cập nhật danh mục sản phẩm của mình, thì bạn sẽ muốn đảm bảo rằng bất kỳ thay đổi nào bạn thực hiện đều được đồng bộ hóa trên mọi nền tảng bạn đang sử dụng.

Nếu bạn chưa có 1 công cụ nào thì đây là 1 vài gợi ý cho bạn.

  • Đối với Cửa hàng trên Instagram, Shop Social là một tích hợp trực quan giúp cửa hàng Thương mại điện tử của bạn trở nên sống động trên Insta.
Công cụ hỗ trợ tích hợp thương mại xã hội với nền tảng thương mại điện tử
Công cụ hỗ trợ tích hợp Thương mại trên mạng xã hội với nền tảng Thương mại điện tử. (Nguồn: trên mạng) 
  • Còn với Facebook Shops, hãy thử StoreYa, công cụ được thiết kế dành riêng cho nền tảng này. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo bộ công cụ của Onshop đã được các chuyên gia kiểm chứng về mức độ tối ưu khả năng tích hợp và đồng bộ giữa Website của bạn và Facebook,… rồi đó.  

4. Hợp tác với những người có ảnh hưởng để tăng doanh số 

Marketing thông qua người ảnh hưởng (Influencer Marketing) đã xuất hiện được một thời gian và với khoảng 30% CMO đang tăng cường tập trung vào kênh này, thì kênh này chắc chắn vẫn sẽ còn hiệu quả trong một thời gian dài nữa.

Một trong những lợi ích lớn nhất của việc đầu tư vào chiến dịch Thương mại trên mạng Xã hội là việc bạn có thể tận dụng những người ảnh hưởng (Influencers) cực kỳ dễ dàng. Họ có thể gắn các thẻ mua sắm (Shoppable tags) trên Instagram để đẩy người mua đến thẳng cửa hàng của bạn, hoặc quảng cáo sản phẩm trực tiếp.

Hợp tác với người ảnh hưởng cũng là phương án tốt để phát huy tối ưu hiệu quả của thương mại xã hội
Hợp tác với người ảnh hưởng cũng là phương thức tốt để tối ưu hiệu quả của Thương mại trên mạng xã hội

Điều này sẽ tạo ra trải nghiệm liền mạch cho người tiêu dùng. Họ có thể xem Story của một Influencer đang quảng cáo sản phẩm, nhấn vào và quyết định mua hàng ngay tại đó.

Và với 70% người dùng internet theo dõi những người có ảnh hưởng trên một kênh truyền thông xã hội nhất định, cơ hội mở rộng phạm vi tiếp cận của bạn là rất lớn.

Với nhiều nền tảng xã hội áp dụng mô hình thương mại, Thương mại trên mạng Xã hội chưa bao giờ dễ dàng hay phổ biến đến thế này. Và rõ ràng là xu hướng nền tảng Thương mại trên mạng Xã hội vẫn đang gia tăng; nhưng với bạn bây giờ, Onshop chỉ có một câu hỏi: Bạn sẽ nhảy lên tàu và nắm bắt xu hướng này ngay bây giờ hay đợi cho đến khi bạn bị tụt lại phía sau? 

Tiếp tục theo dõi Blog Onshop, để cập thêm nhiều kiến thức hơn nữa về kinh doanh Online nhé

Nguồn: Ad Espresso

Xem thêm:

Share